Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở các tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Ths XDDCQNN chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã của đảng bộ huyện dương minh châu, tỉnh tây ninh hiện nay (Trang 97 - 102)

2. 1 Hạn chế về các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

3.3.1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở các tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh thời gian tới

3.3.1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở các tổ chức cơsở đảng của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh sở đảng của Đảng bộ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Nâng cao chất lượng sinh hoạt là một trong những nội dung quan trọng, là nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục chi bộ, đảng bộ. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, Đảng bộ thành phố Cao Bằng cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương và Tỉnh ủy như: Chỉ thị số 10-CT/TW ngày, 30/3/2007 của Ban Bí thư khóa X về Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới; Hướng dẫn số 09-HD/BTCTWW, ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ; Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 21/11/2018 và Hướng dẫn số 32-HD/BCĐ, ngày 1/3/2017 về Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2016 – 2020.

Trong sinh hoạt đảng bộ, chi bộ phải phát huy được tính dân chủ, nhất là trong việc thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của đảng bộ, chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của đảng viên.

Trước hết cần đổi mới nội dung sinh hoạt. Nội dung là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của buổi sinh hoạt, nội dung sinh hoạt cần có tính thiết thực, cụ thể và phù hợp:

Nội dung mang tính thiết thực là nội dung sinh hoạt phải gắn với đời sống của đảng viên và quần chúng, giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ, nguyện vọng của quần chúng và đảng viên. Nội dung sinh hoạt đảng bộ, chi bộ phải đi sâu vào bàn bạc giải quyết những vấn đề thực hiện nghị quyết, phương pháp nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nên tăng cường nội dung các buổi sinh hoạt chuyên đề để đi sâu bàn bạc, giải quyết dứt điểm từng vấn đề.

Nội dung cần mang tính cụ thể có nghĩa là phải rõ ràng, tường minh, có khả năng thực hiện được, không mơ hồ, đại khái. Nội dung cần phải phù hợp tức là phải có tính chính trị, tư tưởng theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ tính chất lãnh đạo, giáo dục, chiến đấu của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ; đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng đảng bộ, chi bộ. Nội dung sinh hoạt của các TCCSĐ cần được đề ra cụ thể, thiết thực, sát với yêu cầu nhiệm vụ. Những nội dung sinh hoạt phải được chuẩn bị chu đáo, cấp ủy sẽ lựa chọn những nội dung, xác định những vấn đề trọng tâm để thảo luận và quyết định, thông báo trước cho đảng viên biết để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến phát biểu. Mỗi kỳ sinh hoạt chỉ nên nêu một hoặc hai vấn đề. Những việc cần bàn để có quyết định thì cấp ủy nên thảo luận trước và khi trình bày trước chi bộ, chỉ nêu ra các loại ý kiến và phương án khác nhau để chi bộ xem xét, cân nhắc, lựa chọn. Những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể thì đảng viên phụ trách chuẩn bị và báo cáo.

Hình thức sinh hoạt và phương pháp sinh hoạt có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của buổi sinh hoạt chi bộ. Nếu đổi mới nội dung mà không cải tiến hình thức thì cũng sẽ không đem lại hiệu quả. Nội dung sẽ phù hợp với hình thức và ngược lại hình thức sinh hoạt sẽ làm cho sinh hoạt chi bộ hấp dẫn, sinh động và hiệu quả. Hình thức và phương pháp sinh hoạt được cải tiến, phù hợp với nội dung sẽ kích thích sự tích cực của đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nếu không đổi mới hình thức sinh hoạt sẽ gây cho đảng viên cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt.

Hình thức sinh hoạt được cải tiến phù hợp với nội dung sẽ giúp phát huy tích cực của đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tùy theo nội dung mà lựa chọn hình thức sinh hoạt cho phù hợp, trên cơ sở ba hình thức sinh hoạt: chính trị (là để bàn ra nghị quyết, quyết định lãnh đạo), học tập (là để nghiên cứu, quán triệt, thảo luận các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách), chuyên đề (là bàn sâu về một vấn đề nào đó).

Bên cạnh đó, cấp ủy cần tạo được bầu không khí thật dân chủ, cởi mởi trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên được phát biểu, thảo luận, trình bày công khai, thẳng thắn, trung thực các ý kiến, quan điểm của mình. Những ý kiến khác nhau, những vấn đề mới được đảng viên nêu ra phải được thảo luận dân chủ để tạo sự nhất trí cao, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Người chủ trì sinh hoạt phải nắm vững mục đích, yêu cầu nội dung sinh hoạt, chủ động điều hành một cách khoa học, tùy theo nội dung và hình thức cụ thể mà người chủ trì lựa chọn phương pháp điều hành cho thích hợp.

Bí thư đảng bộ, chi bộ phải được thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành sinh hoạt để có phương pháp khơi gợi vấn đề; định hướng thảo luận; tổng kết ý kiến phát biểu; tạo bầu không khí sôi nổi, dân chủ trong thảo luận. Vì bí thư là người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc tổ chức và điều hành sinh hoạt chi bộ nên phẩm chất và năng lực của bí thư có

vai trò quyết định chất lượng sinh hoạt đảng. Trước hết, người bí thư phải có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững các nguyên tắc, chế độ tổ chức, sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, có phong cách làm việc dân chủ. Chính vì vậy, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệm vụ công tác đảng, kỹ năng tổ chức, điều hành sinh hoạt chi bộ cho bí thư; đồng thời mỗi bí thư cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm, ra sức học tập, tìm tòi và thường xuyên rút kinh nghiệm về cách tổ chức, điều hành sinh hoạt chi bộ.

Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng bộ, chi bộ: Trước hết, cần phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt đảng là vấn đề cơ bản có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng, tạo nên sức mạnh của Đảng. Sức mạnh đó chỉ được thể hiện và phát huy khi Đảng là một khối thống nhất về cả chính trị, tư tưởng, tổ chức. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng là điều kiện bảo đảm sự thống nhất về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức; là điều kiện bảo đảm sự thống nhất ý chí, hành động; đồng thời bảo đảm sự phát huy sáng kiến, tích cực sáng tạo của mọi tổ chức đảng và đảng viên.

Phát huy cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, giữ vững và phát huy tinh thần đoàn kết trong TCCSĐ, đề cao ý thức trách nhiệm tự phê bình và phê bình. Hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng năm, qua đó mỗi cán bộ, đảng viên có kế hoạch học tập và phấn đấu làm theo một cách tích cực và chủ động.

Mỗi TCCSĐ phải quán triệt sâu sắc tầm quan trọng, bản chất và nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo sự thống nhất chung về nhận thức, tư tưởng và hành động trong toàn đảng bộ, chi bộ. Mỗi đảng viên cần phải

nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trước quần chúng nhân dân, hăng hái, tích cực tham gia bổ sung, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình hành động cụ thể.

Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình, làm cho nguyên tắc này trở thành nền nếp trong sinh hoạt và để cho cán bộ, đảng viên thấy những ưu, khuyết điểm, từ đó phát huy những ưu điểm và sữa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém; không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức lối sống, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác và đời sống xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên thực hiện công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Đảng viên phải nêu cao tinh thần tự phê bình trước quần chúng qua đó tiếp nhận các ý kiến đóng góp của quần chúng đối với đảng viên và từ những ý kiến đóng góp đó mà đảng viên sẽ trưởng thành hơn và TCCSĐ sẽ có được đội ngũ đảng viên đủ đức, đủ tài đề hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Thực hiện tốt nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng: sức mạnh của một TCCSĐ chính là ở sự đoàn kết, thống nhất của các đảng viên. Chính vì vậy, cần kiên quyết đấu tranh chống các âm mưu, thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải kiên định mục tiêu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ và gắn bó mật thiết với nhân dân, nhằm làm cho Đảng đoàn kết thống nhất.

Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng. Chống quan liêu, bè phái, cục bộ, địa phương, lề lối làm việc vô nguyên tắc, vi phạm kỷ luật, vi phạm dân chủ. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 25 – NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”, Quy chế Dân vận của hệ thống chính trị, công tác dân vận trong cơ quan Nhà nước. Mở rộng dân chủ, tích cực chỉ đạo thực

hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở tất cả các loại hình; thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo.

Một phần của tài liệu Ths XDDCQNN chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã của đảng bộ huyện dương minh châu, tỉnh tây ninh hiện nay (Trang 97 - 102)

w