2. 1 Hạn chế về các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
3.2.3. Chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho cấp ủy cơ sở, trước hết là bí thư cấp ủy cơ sở
Chăm lo bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cấp ủy cơ sở, đặc biệt là đồng chí bí thư cấp ủy là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ cần phải quan tâm.
Xác định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” bởi vậy để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ phải nâng cao chất lượng đảng ủy, cấp ủy và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở.
Chất lượng đảng ủy, chi ủy được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó, phải kể đến ba yếu tố chủ yếu: chất lượng từng đảng ủy viên, chi ủy viên; số lượng đảng ủy viên, chi ủy viên; cơ cấu đảng ủy, chi ủy. Nâng cao chất lượng đảng ủy viên, chi ủy viên phải tiến hành các biện pháp tác động vào ba yếu tố đó. trong đó điều quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng từng đảng ủy viên, chi ủy viên. Đồng thời cần đảm bảo đủ số lượng đảng ủy viên, chi ủy viên theo quy định và đ0ảm bảo cơ cấu hợp lý. Phải trên cơ sở tiêu chuẩn đảng ủy viên, chi ủy viên mà giải quyết hợp lý cơ cấu, tránh tình trạng quá nhấn mạnh cơ cấu mà xem nhẹ hoạc bỏ qua tiêu chuẩn đảng ủy viên, chi ủy viên.
Cần cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ cơ sở, trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở.
Thực hiện mạnh mẽ chủ trương của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
Ban hành chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp. Đẩy mạnh nguồn đào tạo cán bộ cho cơ sở và đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở.
Hàng năm cán bộ chuyên trách, cấp ủy viên cơ sỡ xã, phường, thị trấn phải được bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới.
Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ với cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn. dành một số biên chế dự phòng để các địa phương thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và tăng cường cán bộ cho cơ sở.
Thực hiện tốt chủ trương của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương khóa X về kiện toàn đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
Không ngừng đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ cơ sở phù hợp với thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Các cấp ủy từ huyện đến cơ sở đã phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa nhiệm vụ phù hợp với mỗi tổ chức gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; đánh giá cao vai trò lãnh đạo, điều hành, chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Đội ngũ cấp ủy đảng cơ sở, phải được đào tạo một cách căn bản để đạt tiêu chuẩn. Sau khi được bầu vào cấp ủy mới, họ cần phải được bồi dưỡng để làm việc có hiệu quả. Đối với mỗi chức danh cần có những chương trình đào tạo riêng. Nội dung cơ bản của các chương trình bồi dưỡng cần có: trang bị thêm những tri thức mới trong lý luận và tổng kết thực tiến, những vấn đề mới trong đường lối, chính sách; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành, kỹ năng tác nghiệp trong từng chức danh cụ thể của từng cấp ủy viên; thông qua đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện thêm tác phong làm việc khoa học, kỷ luật, kỷ cương cho các cấp ủy viên.
Trong quá trình hoạt động, nếu cấp ủy viên bộc lộ những hạn chế, yếu kém về năng lực, phẩm chất, trình độ và có những biểu hiện vi phạm thì cần được thay thế nhanh chóng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của cấp ủy.
Đồng chí bí thư cấp ủy là hạt nhân chủ chốt, người chịu trách nhiệm cao nhất của đảng ủy. Bí thư phải là người tiêu biểu nhất của đảng bộ, chi bộ. Lựa chọn bí thư cần phải bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, năng lực thực tiễn, đạo đức lối sống, phong cách lãnh đạo. Phải cố gắng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và lựa chọn người bí thư cấp ủy cơ sở đạt được yêu cầu cơ bản như sau: Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh, biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của cấp ủy cấp trên vào thực tiễn cơ sở; chủ động xây dựng, chỉ đạo điều hành đảng bộ, chi bộ cơ sở; có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, nghị quyết; có tác phong khoa học, dân chủ, tập thể; có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật cao; phải sâu sát thực tế, gắn bó với nhân dân, có năng lực làm công tác quần chúng; có uy tín và khả năng quy tụ, đoàn kết trong cấp ủy, trong đảng bộ, chi bộ và quần chúng. Thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng tri thức, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cấp ủy cơ sở.
Đồng thời, cần phải có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cấp ủy viên và bí thư cấp ủy. Đội ngũ cấp ủy viên và bí thư làm theo chế độ kiêm nghiệm, được tập thể tín nhiệm bầu làm, vì trách nhiệm, nhưng bản thân họ cũng phải giải quyết những công việc chuyên môn nên khó đảm bảo chất lượng cho công tác Đảng. Chính vì thế, cần phải có chế độ và chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
Đội ngũ cấp ủy cơ sở nói chung, bí thư cấp ủy cơ sở nói riêng có vai trò quyết định đến chất lượng TCCSĐ. Để nâng cao chất lượng TCCSĐ thì cấp ủy
cơ sở và bí thư cấp ủy cơ sở phải có trình độ, năng lực và phẩm chất, có khả năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở cơ sở...Chính vì vậy, cần chú trọng chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cấp ủy cơ sở, đặc biệt là đồng chí bí thư cấp ủy cơ sở.
Qua đó giúp cán bộ, đảng viên luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Huyện ủy đã bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy chế, quy định về quy trình công tác của cấp ủy, tổ chức đảng, về quan hệ lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.