An toàn, an ninh mạng

Một phần của tài liệu Nguyễn Phúc Hải - 623685 (Trang 27 - 28)

Xét đến sự gia tăng nhanh chóng của việc triển khai công nghệ, an toàn, an ninh mạng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu toàn cầu trong nỗ lực điều chỉnh các biện pháp bảo vệ, dù là trực tiếp hay gián tiếp, để ngăn chặn các hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng.

Trên cơ sở định hướng về quốc phòng, an ninh đã được khẳng định tại Đại hội XII của Đảng; trong đó, coi tăng cường quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”.

Mục tiêu đặt ra cho công tác quốc phòng và an ninh của đất nước là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”

Báo cáo chính trị của Đại hội XIII đã cụ thể hóa hơn một bước, nhấn mạnh yêu cầu về “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”. Đồng thời, văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh một số khía cạnh cụ thể trong định hướng về quốc phòng, an ninh. Đó là: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch (Báo Nhân dân, 2020)

Trong Chiến lược phát tiển kinh tế - xã hội 2021-2030 Đảng ta cũng đưa ra một số quan điểm cụ thể và chi tiết về an toàn, an ninh mạng như: Củng cố, tăng cướng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng: hải quân, phòng không – không quân, tác chiến điện tử, trinh sát kĩ thuật, cảnh sát biển, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao tạo tiền đề vững chắc.

Ngoài ra Đảng ta còn khẳng định thêm rằng: Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến nâng cao trình độ, khả năng sẵn sang chiến đấu bảo

vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng trong mọi tình huống.

Bên cạnh đó, Văn kiện Đại hội XIII cũng nhấn mạnh thêm “Kịp thời đấu tranh trấn áp hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, các băng nhóm tội phạm ma túy, có vũ trang, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội” (Tạp chí Cộng sản, 2021)

(Luật an ninh mạng, 2018)- Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 gồm 2 chương là 12 điều, Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đặc biệt tại điều 3 Luật an ninh mạng 2018 Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng được quy định cụ thể và chi tiết như sau:

- Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.

- Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

Một phần của tài liệu Nguyễn Phúc Hải - 623685 (Trang 27 - 28)