PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nguyễn Phúc Hải - 623685 (Trang 30 - 33)

3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu Nhận diện về vấn đề an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn hiện nay tại địa bàn xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Vị trí: Giao Thuỷ là huyện ven biển, ở cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45 km theo quốc lộ 21, tiếp giáp các huyện Xuân Trường, Hải Hậu (Nam Định) và Kiến Xương, Tiền Hải (Thái Bình). Diện tích khoảng 238,24 km2. Dân số là 210842 người (2008). Hành chính: bao gồm 2 thị trấn và 20 xã. Thị trấn Ngô Đồng là huyện lỵ, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của huyện, thị trấn Quất Lâm – trung tâm kinh tế văn hoá và du lịch biển. Các xã: Giao Hương, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao An, Hồng Thuận, Bình Hoà, Giao Lạc, Giao Hoà, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao Nhân, Giao Châu, Hoành Sơn, Giao Tiến, Giao Tân, Giao Yến, Giao Thịnh, Giao Phong, Bạch Long. Giao Thuỷ là miền đất phù sa trẻ, được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ XV. Hơn 500 năm qua, các thế hệ người Giao Thuỷ và Xuân Trường (huyện Xuân Thuỷ cũ) nối tiếp nhau quai đê lấn biển, khai hoang lập ấp hình thành nên nhiều miền quê phì nhiêu trù phú, có những xã lịch sử hình thành chưa đầy 200 năm. Năm 1997, huyện Giao Thuỷ được tái lập sau gần 30 năm sáp nhập với huyện Xuân Trường. Giao Thuỷ có

32km bở biển, có hai cửa sông lớn, nơi sông Hồng và sông Sò đổ ra biển, cùng với vùng đất bãi bồi ven biển là những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp đóng tàu, du lịch. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001-2005 là 7,42%/năm. Toàn huyện có 16/22 xã, thị trấn có nghề, chủ yếu là các nghề thủ công truyền thống như mộc, mây tre đan, thêu, rèn đúc, làm muối, chế biến nước mắm... Đặc biệt làng nghề nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu) nổi tiếng với các loại mắm ngon với trên 100 hộ tham gia sản xuất, chế biến; sản lượng bình quân đạt 450.000- 500.000 lít /năm. Xã Giao Yến có tổng số diện tích theo km2 là 6,46 km², tổng số dân vào năm 1999là 7945 người, mật độ dân số tương ứng 1230 người/km². Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

3.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong đề tài chủ yếu thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, tài liệu, sách chuyên ngành các công trình nghiên cứu khoa học về tình hình thực trạng an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn, nguyên nhân chủ quan và khách quan chi phối vấn đề an toàn xã hội có liên quan đến mục tiêu của đề tài.

Tiến hành thu thập thông tin từ Ủy ban nhân dân xã Giao Yến về thực trạng an toàn xã hội, các khía cạnh về môi trường, giao thông, quan hệ ứng xử, biến đổi khí hậu và dịch bệnh nhằm phục vụ cho mục tiêu của đề tài

3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chọn ngẫu nhiên 90 người (Trong đó có 45 nam và 45 nữ) đại diện cho các hộ gia đình tại địa bàn xã Giao Yến để tiến hành thu thập thông tin (Phỏng vấn bằng bảng hỏi online). Nội dung thu thập thông

tin bao gồm nhận diện thực trạng về vấn đề an toàn xã hội và ý kiến đánh giá của nhân dân tại địa bàn về vấn đề an toàn xã hội.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Để hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn hiện nay đề tài thực hiện 10 phỏng vấn sâu, trong đó bao gồm:

- 1 phỏng vấn sâu cán bộ xã nhằm hiểu thêm về tình hình an toàn xã hội tại địa bàn nghiên cứu

- 1 phỏng vân sâu trưởng thôn/xóm nhằm tìm hiểu thêm về tình hình an toàn xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

- 8 phỏng vấn sâu người dân đại diện cho các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Số liệu sau khi thu thập bằng phiếu điều tra trên một bảng hỏi sẽ được kiểm tra lại và tiến hành xử lý phiếu bằng phiếu điều tra trên một bảng hỏi sẽ được kiểm tra lại và tiến hành xử lý phiếu bằng phần mềm Excel, SPSS để đảm bảo sự tin cậy và tính chính xác cao.

- Thông tin định lượng: Được phân tích từ số liệu thu thập được qua quá trình điều tra thực nghiệm tại địa phương.

- Thông tin định tính: Phân tích theo suy luận logic dựa trên báo cáo và quá trình nghiên cứu thực địa tại địa phương sau đó đưa các phỏng vấn sâu vào để phục vụ cho việc giải thích các nhận định của bài viết.

Điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương

Một phần của tài liệu Nguyễn Phúc Hải - 623685 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w