Biên bản phỏng vấn sâu số

Một phần của tài liệu Nguyễn Phúc Hải - 623685 (Trang 79 - 85)

III. Đánh giá về kết quả đã đạt được hay chưa đạt được về an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn

1. Biên bản phỏng vấn sâu số

- Người trả lời phỏng vấn: Lưu Công Pha - Giới tính: Nam

- Tuổi: 53 * Nội dung:

Bác Lưu Công Pha là công dân xóm 2 – xã Giao Yến, nhà nằm trên tuyến đường chính (QL37B) chạy dọc theo xã. Gia đình bác có 4 người. Khi được mời phỏng vấn sâu về đề tài nghiên cứu, bác khá vui vẻ là hợp tác cũng rất nhiệt tình.

Khi được hỏi về môi trường sống tại địa phương, bác Pha cho biết rằng môi trường sống tại địa phương cũng không quá ô nhiễm. Do là xã nằm trên trục đường chính, hơn nữa nhà bác cũng ở mặt đường nên việc chịu ảnh hưởng từ khói bụi của xe cộ là rất nhiều, bác chia sẻ thêm rằng tuyến đường cua xã chung quy là khá đẹp, sạch sẽ và được chi hội Phụ nữ dọn dẹp thường xuyên nên cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới đời sống của bác và người dân. Bác chia sẻ rằng, nếu như môi trường bị ôm nhiễm thì ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người dân, đồ ăn thức uống không được đảm bảo, đất bị ô nhiễm thì cũng ảnh hưởng tới chất lượng của cây trồng. Môi trường bị ô nhiễm làm cho người dân dễ sinh bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bác cho biết, tại địa phương cũng có khá nhiều biện pháp phòng chống. giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong đó phải kể đến việc như việc thu dọn rác theo quy định, tiến hành dọn dẹp đường làng ngõ xóm, phát hiện và xử lý các trường hợp xả rác không đúng nơi quy định. Bác Pha nói rằng, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngoài việc chính quyền địa phương tiến hành các giải pháp thì người dân cũng nên đồng lòng, chung tay giúp cho một môi trường sạch đẹp, môi người dân cũng nên có ý thức trong việc sinh hoạt để có thể đảm bảo được môi trường sống, đảm bảo được sức khỏe cho chính mỗi người dân tại địa phương.

Mỗi khi có mưa bão/lũ lụt tại địa phương gia đình bác Pha thường chọn cách chằng chống nhà cửa thật kĩ, đi mua một số nhu yếu phẩm để có thể dùng trong những ngày mưa bão, chuồng trại cho vật nuôi thì cũng chằng chống cho kiên cố,

sạc đèn pin, điện thoại cho đầy điện. Ngoài ra thì bác Pha cũng nói là mỗi khi bão tới thường sẽ chặt vợi các tán cây đi, tránh tình trạng cây bị bật gốc. Bác cũng chia sẻ thêm, người dân tại địa phương đã quá quen với việc chống bão nên mỗi khi có bão tới mọi người cũng không quá lo lắng, ai rảnh rỗi cũng có thể đi giúp đỡ chằng chống nhà cửa cho nhà người thân/người quen, hàng xóm. Thứ mà người dân cảm thấy lo lắng nhất mỗi khi bão là việc ảnh hưởng tới cây cối, rau màu.

Theo bác Pha cho biết, để giảm thiểu các xung đột thì trước tiên mỗi người dân cần phải tự ý thức được hậu quả của các cuộc mâu thuẫn/xung đột. Mỗi người nên nhường nhịn nhau một chút, chọn cách giải quyết sao cho thỏa đáng thì sẽ tốt hơn. Còn giữa vợ và chồng mà xảy ra mâu thuẫn thì cũng nên nhẹ nhàng bảo ban nhau chứ đừng cố chấp làm quá lên. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng nên có những giải pháp nhằm giảm thiểu các cuộc mâu thuẫn trong xã hội, tiến hành xử lý những hành vi đi quá tầm kiểm soát nhằm răn đe, cảnh cáo. Bác Pha cho biết, khi có các mâu thuẫn trong gia đình thì thường người dân chọn cách là tự bảo ban nhau hoặc hai vợ chồng cãi nhau qua lại chán rồi thì thôi, im lặng cho mọi chuyện trôi qua. Tuy nhiêm trong một số trường hợp mà hai vợ chồng mâu thuẫn quá gay gắt thì cũng có nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, hàng xóm, có khi phải nhờ tới cả chính quyền địa phương để hòa giải.

Khi được hỏi về các giải pháp để giảm thiểu các hành vi lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế thì bác Pha cho biết rằng bản thân mỗi người cần phải tự ý thức, khi thấy các hành vi lạm dụng/ngược đãi nên tố giác các hành vi đó cho cơ quan chức năng nhằm xử lý kịp thời và mang tính răn đe. Bản thân người trong nhóm yếu thế cũng nên tố giác các hành vi lạm dụng/ngược đãi, không nên che giấu.

Bác Pha cho biết để có thể giảm thiểu, ngăn chặn được tệ nạn xã hội thì cá nhân mỗi người trong xã hội cần nhận thức rõ được tác hại của tệ nạn xã hội, nên chủ động tránh xa nó. Gia đình nên giáo dục, hưỡng dẫn con trẻ ngay từ nhỏ là nên

tránh xa các tệ nạn xã hội, tập trung học tập thì mới có thể có một tương lai tốt hơn được. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng nên có những đợt rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm minh các trường hợp đó. Cần tuyên truyền, vận động nhiều hơn nữa cho người dân tại địa phương.

Bác Pha chia sẻ rằng, để có thểm giảm thiểu được việc bị đánh cắp thông tin đời tư trên mạng thì mỗi người đều nên nâng cao ý thức, bảo quan thật kĩ thông tin, không nên tiết lộ các thông tin bảo mật cho người khác. Hơn nữa nên cảnh giác các tin nhắn lạ, các tin nhắn đến để vay/mượn tiền, tránh tình trạng bị lừa đảo.

Về các giải pháp triển khai tại địa phương thì bác Pha đánh giá là cũng đã khá hiệu quả, bởi lẽ tại địa phương về nhiều khía cạnh cũng khá an toàn. Người dân cũng có ý thức, chính quyền cũng rất có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho người dân tại địa bàn. Bác chia sẻ rằng, cán bộ địa phương cũng rất sát sao trong việc kiểm tra, rà soát các vấn đề tệ nạn xã hội, liên tục tục tuyên truyền cho người dân về cách phòng tránh, bảo vệ môi trường, sinh hoạt thật sạch sẽ nhằm giữ gìn được môi trường sống chung cho người dân tại xã Giao Yến.

2. Biên bản phỏng vấn sâu số 2

- Người trả lời phỏng vấn: Cao Danh Khương - Giới tính: Nam

* Nội dung:

Anh Cao Danh Khương là công dân xóm 1 xã Giao Yến, gia đình anh có 3 người, có 1 cô con gái năm nay 7 tuổi. Anh sinh sống và làm việc luôn tại địa bàn xã Giao Yến.

Anh Khương cho biết, Môi trường sống ở địa phương cũng gọi là an toàn, cũng không quá nhiều khói bụi. Bởi lẽ gia đình của anh Khương ở trong làng, không bị ảnh hưởng khói bụi như ngoài đừng chính. Anh Khương nói rằng, nếu như môi trường bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người dân, cây cối cũng khó phát triển. Hiện nay thì tại địa bàn xã Giao Yến cũng đã triển khai rất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người ý thức chưa được tốt, vẫn thường xuyên xả rác bừa bãi hoặc đi phun thuốc sâu cho lúa thì lại vứt những gói thuốc sâu đó xuống ngay sông ngòi, gây ảnh hưởng tới nguồn nước. Anh Khương chia sẻ thêm, về nguồn nước sinh hoạt thì người dân ở đây cũng mởi được lắp nước sạch nên là cũng cảm thấy khá an toàn về nguồn nước sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Anh Khương nói rằng để có thể đảm bảo được môi trưởng không bị ô nhiễm thì mỗi người dân phải nâng cao ý thức, kể cả việc chính quyền có nhiều giải pháp nhưng nếu như người dân không có ý thức thì cũng không thể cải thiện được môi trường sống.

Ở địa bàn xã Giao Yến từ xưa nay phải đối diện với rất nhiều đợt mưa bão, anh Khương chia sẻ rằng cũng sẽ chống bão theo cách mà người dân tại địa phương chống như là chằng chống nhà cửa thật cẩn thận, đảm bảo nguồn điện không bị rò rỉ, cây cối thì chặt vợi tán lá đi tránh bị bật gốc cây, thêm vào đó là mua một số nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng trong các ngày mưa bão.

Anh Khương cho biết, tại địa bàn nơi gia đình a sinh sống thì tình trạng xảy ra mâu thuẫn/xung đột cũng khá ít, người dân sống cũng rất văn minh. Thường

người dân sẽ chọn cách là tự hòa giải với nhau để tránh gây ra những hậu quả không đáng có, trong các gia đình khi vợ chồng xảy ra xung đột thì cũng tự bảo ban nhau không quá lớn tiếng để không ảnh hưởng tới người dân xung quanh và ngay trong gia đình của anh Khương cũng chọn cách là tự hòa giải với nhau cho mọi chuyện êm đẹp. Anh Khương chia sẻ rằng để có thể giảm thiểu được các mâu thuẫn/xung đột trong xã hội thì nên tạo một mối quan hệ tốt đẹp đối với hàng xóm láng giềng. Đối với những cuộc xung đột đi qua tầm kiểm soát thì nên nhờ tới chính quyền can thiệp để xử lý kịp thời những hành vi bạo lực. Anh Khương chia sẻ thêm, về việc lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế thì gần như không nhiều nhưng chủ yếu là diễn ra trong phạm vi gia đình và người bị ngược đãi chủ yếu là phụ nữ. Nhiều người chồng đi uống rượu say về xong chửi mắng, đánh đập vợ. Anh Khương bày tỏ thái độ khá bất mãn về những trường hợp đó mà đề suất nên có những xử lý nghiêm đối với những hàng động như vậy, bản thân người bị ngược đãi cũng nên tố giác những hành vi như vậy, khi bị ngược đãi thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ của hàng xóm, chính quyền để có thể ngăn chặn kịp thời.

Đối với tệ nạn xã hội, anh Khương chia sẻ rằng mỗi người dân cần phải hiểu rõ được hậu quả của tệ nạn xã hội, gia đình cần giáo dục con trẻ ngay từ bé phải tránh xa tệ nạn xã hội, cần phải cực kì sát sao với con cái. Tuy nhiên theo a Khương đánh giá thì tại địa bàn xã Giao Yến về vấn đề tệ nạn xã hội thì không có nhiều, việc các gia đình bị mất trộm mất cắp cũng rất ít khi xảy ra nên đời sống của người dân cũng cảm thấy khá an toàn.

Về việc bảo đảm thông tin cá nhân thì anh Khương nói rằng mỗi người dân cần bảo quản kĩ thông tin bảo mật của chính mình, đề phòng các đường Link lạ, trang trang Web lạ thì không nên truy cập vào, ngoài ra cần cảnh giác với các tin nhắn vay tiền trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,…Hơn nữa cơ quan chức năng cũng nên kịp thời phát hiện ra những đối tượng có hành vi vi phạm pháp

luật để xử lý và giữ đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân. Còn về việc chống phá chính quyền trên mạng thì bản thân anh Khương chia sẻ là chưa thấy bài viết nào chống phá chính quyền tại địa phương cả.

Anh Khương chia sẻ rằng các giải pháp của địa phương đưa ra cũng khá nhiều cho việc đảm bảo an toàn cho người dân, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiết xót, chính quyền nên cải thiện và khắc phục những thiếu xót đó. Một số giải pháp vẫn còn chưa hiểu quả ví dụ như giải pháp về cải thiện môi trường, cơ quan chức năng chưa sát sao và phát hiện các đối tượng xả rác bừa bãi ra sống ngòi, làm cho dòng sông có rất nhiều rác rải.

Một phần của tài liệu Nguyễn Phúc Hải - 623685 (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w