Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và nhận diện về vấn đề an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn hiện nay. Có thể nói vấn đề an toàn xã hội là một vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Hiện nay trong xã hội nông thôn cũng có rất nhiều vấn đề liên quan đến an toàn xã hội chưa được khắc phục và đẩy lùi một cách hiệu quả. Những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của mỗi cá nhân sinh sống tại nông thôn và là mối đe dọa lớn đến an toàn và phát triển bền vững cộng đồng nông thôn hiện nay. Những vấn đề đó đòi hỏi cần được nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho người dân.
Thứ nhất về nhận diện/mô tả và đánh giá ý kiến của người dân về các khía cạnh an toàn xã hội. Trong đề tài tập trung nghiên cứu 4 yếu tố: (1) An toàn về môi trường và biến đổi khí hậu; (2) An toàn liên quan đến mâu thuẫn, xung đột/bạo lực, lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế; (3) An toàn liên quan đến tệ nạn xã hội (sử dụng chất kích thích, cờ bạc, tín ngưỡng; (4) An toàn thông tin đời tư, chống phá chính quyền trên mạng. Qua khảo sát và nghiên cứu tại địa bàn xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có thể rất cũng có những vấn đề đã được người dân phản hồi rất tích cực, nhưng có những vấn đề người dân cũng còn cảm thấy không được an toàn. Trong đó các vấn đề an toàn xã hội được đa số người dân đánh giá rằng khá là an toàn tình hình mâu thuẫn, xung đột/bạo lực, lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế và vấn đề về thông tin đời tư, chống phá chính quyền trên mạng. Người dân cho rằng những vấn đề này đã được chính quyền địa phương tuyên truyền, phòng ngừa, phát hiện và xử phạt rất triệt để; người dân mong muốn rằng địa phương cần giữ tinh thần và phát huy tiếp những vấn đề đó nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân. Bên cạnh những mặt được đánh giá tốt vẫn còn có vấn đề mà người dân cảm thấy không an toàn như về vấn đề môi trường và vấn đề tệ nạn xã hội. Người dân vẫn cảm thấy chưa an tâm bởi lẽ
chính quyền chưa có những biện pháp xử lý thích đáng đối với các cá nhân vi phạm, nhiều người dân vẫn còn chưa có ý thức chấp hành tốt nhằm bảo vệ môi trường sống chung cho toàn xã Giao Yến, vẫn có những cá nhân vứt xả rác bừa bãi. Người dân tại địa bàn nghiên cứu mong muốn rằng chính quyền địa phương cần phải ra sức tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, có những hình thích xử phạt nặng hơn nhằm cải thiện được vấn đề này trên địa bàn. Bên cạnh đó người dân cho rằng mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường, cần có ý thức tránh xa các tệ nạn xã hội, có cách giáo dục con trẻ sao cho phù hợp nhằm tạo ra một cộng đồng lạnh mạnh, trong sạch và văn hóa.
Thứ hai là về vấn đề đánh giá kết quả đã đạt được hay chưa đạt được về vấn đề an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn. Đa số người dân cho rằng biện pháp của chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu là chưa đạt hiệu quả, cần phải khắc phục và cải thiện nhiều hơn. Bên cạnh đó giải pháp phòng tránh mâu thuẫn/xung đột, lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế và biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội là đã đạt hiểu quả, mặc dù người dân vẫn cảm thấy không an toàn về tệ nạn xã hội tại địa phương, tuy nhiên các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội của chính quyền là rất tốt, nhưng vì nhiều lý do khách quan khác nên người dân vẫn cảm thấy chưa được an toàn là bởi vì trong các hộ được điều tra, nhiều hộ gia đình nằm gần trong những khu vực có nhiều đối tượng tệ nạn nên người dân chưa thực sự an tâm. Mặc dù tình trạng trộm cắp, nghiện hút không có nhiều nhưng tâm lý người dân vẫn rất lo sợ. Còn về các biện pháp phòng tránh tình trạng đánh cắp thông tin các nhân, chống phá chính quyền trên mạng thì đa số người dân vẫn lựa chọn đáp án là không biết bởi lẽ số người được phỏng vấn đa phần là người đã lớn tuổi, thuộc thế hệ trước nên không biết quá nhiều về các vấn đề liên quan đến an ninh mạng. Vì không thấy thường xuyên các vấn đề đó nên người dân chưa đánh
giá được các giải pháp của chính quyền đưa ra đã thực sự phát huy hiệu quả hay chưa.