III. Đánh giá về kết quả đã đạt được hay chưa đạt được về an toàn xã hội ở cộng đồng nông thôn
3. Biên ban phỏng vấn sâu số
- Người trả lời phỏng vấn: Cao Thị Mừng - Tuổi: 46
- Giới tính: Nữ * Nội dung:
Theo bác Mừng cho biết, tại địa phương thì môi trường cũng khá an toàn, đường xá cũng rất sạch sẽ. Tại địa phương từ ngày triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới thì người dân cũng có ý thức hơn nhiều. Đặc biệt là chi hội phụ nữ ở các xóm, mỗi tháng đều triển khai dọn dẹp đường làng ngõ xóm, mỗi một khu đều có các nơi tập trung rác đê xe rác đi dọn cho tiện, vừa là để bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan cho sạch sẽ. Tuy nhiên thì vẫn còn nhiều người dân chưa có ý thức, vẫn vứt rất nhiều rác xuống sống ngòi, đường xá, việc đó làm cho mỗi lần phụ nữ đi dọn dẹp đường làng ngõ xóm rất là mệt mỏi. Ngoài ra thì cũng có một phần do chất thải công nghiệp đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tại địa phương. Bác Mừng nói rằng, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới sức khỏe của người dân tại địa bàn, nên bác mong muốn rằng mối người dân nên tự ý thức, không nên xả rác bừa bãi, chính quyền cũng nên sát sao hơn về việc xử lý những vi phạm thì mới có thể bảo vệ được môi trường, tạo môi trường sống an toàn cho người dân được.
Bác Mừng cho biết, mỗi khi mưa bão đến thì chủ yếu là chồng bác chằng chống nhà cửa, chuồng gà, chặt tán cây, còn bác thì sẽ đi mua thêm đồ ăn để dự trữ. Người dân ở xã Giao Yến xưa nay cũng đã quen với các đợt mưa bão, nhà cửa của người dân cũng khá là kiên cố nên mỗi khi mưa bão về thì cũng khá là an toàn, tuy nhiên thì chỉ lo về mùa màng bị mất mùa. Bác chia sẻ thêm là như đợt bão hồi hè vừa rồi về nhà cửa, chường trại thì không vấn đề gì nhưng mà nhà bác có 3 sào ruộng thì lúa lại bị đổ mất một nửa, rất khó trong việc gặt lúa bằng máy. Hơn nữa thời tiết lại mưa kéo dài nhiều ngày không thể phơi thóc làm cho thóc bị mọc mầm. Tại địa phương trong thời gian vừa qua cũng rất nhiều nhà bị như vậy.
Bác Mừng cho biết, tại địa phương các trường hợp mâu thuẫn/xung đột trong xã hội thì cũng ít khi xảy ra, trong gia đình thì cũng có nhưng cũng chỉ ở mức độ ít. Mỗi khi có xung đột trong gia đình thì người dân chủ yếu là chọn cách hai vợ chồng tự hòa giả với nhau, người dân cũng có ý thức là mỗi lần cãi vã cũng không làm ảnh hưởng gì nhiều tới hàng xóm láng giềng. Đối với các trường hợp như xung đột/bạo lực hay ngược đãi nhóm yếu thế thì nên xử lý thật mạnh tay, người dân cũng nên tố giác những hành vi đó cho cơ quan chức năng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Người dân trong làng/xóm thì nên sống hòa thuận, khi xảy ra việc gì thì cũng nên bình tĩnh giải quyết.
Vấn đề tệ nạn xã hội tại địa phương cũng không xảy ra nhiều, tuy nhiên thì nhà bác Mừng lại nằm ngay gần cơ sở điều trị ma túy bằng Methadone nên mỗi sáng có rất nhiều người nghiện ma tuy tập trung ở gần đây. Bác Mừng chia sẻ rằng cũng khá lo sợ, chỉ sợ những đối tượng đó biết được lịch trình ra vào của nhà mình
rồi lại đột nhập ăn cắp tài sản. Bác nói rằng cơ quan chức năng nên phải thường xuyên rà soát, kiểm tra các đối tượng khả nghi, phát hiện kịp thời để có thể xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm. Hơn nữa người dân nên tự ý thức, nâng cao cảnh giác, bảo vệ tài sản cho cẩn thận, dạy dõ con trả ngay từ nhỏ tránh xa tệ nạn xã hội. Theo bác Mừng thì cơ quan chức năng cũng chỉ là quản lý và đưa ra những giải pháp để giảm thiểu tình trạng đó, còn người dân mới là quan trọng. Muốn có một sống sống an toàn thì người dân phải thật sự chú ý và cảnh giác.
Về vấn đề đánh cắp thông tin cá nhân thì theo bác Mừng chia sẻ tại địa phương bác cũng không thấy thường xuyên xảy ra. Việc này xảy ra chủ yếu ở giới trẻ, bác nói rằng thấy bọn trẻ hay nói là bị mất tài khoản Facebook nên theo bác thì mọi người cũng nên chú ý, bảo quan kĩ thông tin bảo mật, đừng cho ai biết. Còn chống phá chính quyền trên mạng thì bác chưa thấy bao giờ.
Các giải pháp của địa phương đưa ra nhằm đảm bảo an toàn xã hội cho người dân tại địa phương cũng khá hiệu quả như việc rà soát, phát hiện, bắt giữ các đối tượng trộm cắp, tuyên truyền cho người dân về cách bảo vệ môi trường, tuyên truyền cách phòng chống bão lũ. Theo bác thì những giải pháp đó đạt hiểu quả rồi nhưng vẫn cần tiếp tục phát huy và sát sao hơn nữa nhằm đem lại cuộc sống ổn định và an toàn hơn nữa cho người dân tại địa phương.
4. Biên bản phỏng vấn sâu số 4
- Người trả lời phỏng vấn: Đỗ Văn Phức - Giới tính: Nam
- Tuổi: 47 * Nội dung:
Bác Phức năm nay đã 47 tuổi, gia đình có 4 người. Hiện bác đang là nhân viên của Phòng Thuế huyện Giao Thủy, bác là công dân của xóm 5 xã Giao Yến.
Theo bác Phức nhận xét thì môi trường tại địa phương cũng có ô nhiễm tuy nhiên là cũng không quá nặng, đôi khi có những xe chở bùn cát đi qua thì cũng có bụi. Về sông ngòi thì chưa thực sự sạch sẽ, mức độ an toàn chưa cao. Còn về nguồn nước sinh hoạt thì theo bác Phức nói rằng địa bàn xã đã có nước sạch của nhà máy chuyển xuống nên là rất đảm bảo an toàn. Bác Phức cho biết nếu như môi trường bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân, sẽ sinh bệnh như viêm phổi, ung thư,… Để đảm bảo môi trường sống an toàn cho người dân thì bác cho biết chính quyền cần phải tuyên truyền, vận động thật tốt để năng cao ý thức của người dân, làm cho người dân nhận thức rõ được tác hại của ô nhiễm môi trường. Ngoài ra cần phải có những biện pháp xử phạt những đối tượng làm mất vệ sinh môi trường.
Mỗi khi có mưa bão/lũ lụt thì gia đình bác Phức thường chẳng chống nhà cửa, do nhà không làm nghề gì nên đồ đạc không có nhiều, mỗi lần mưa bão đến thì cũng khó có gì quá lo ngại. Nhà bác thì cũng không trồng lúa nên cũng kho lo bị mất mùa. Bác cho biết, gia đình bác và những hộ gia đình ở địa phương đã quen với việc chống bão, với cả nhà cửa của người dân nơi đây khá kiên cố nên mỗi khi bão về thì cũng cảm giác khá an toàn.
Tại địa phương hay tại nơi gia đình bác Phức sinh sống tình trạng xảy ra mâu thuẫn xung đột là khá ít, nên cũng cam giác an toàn. Bác chia sẻ rằng nếu có xung đột hay lạm dụng ngược đãi nhóm yếu thế thì chủ yếu là xảy ra giữa vợ và chồng. Thường các gia đình khi có xung đột thì sẽ chọn cách tự hòa giải, tuy nhiên
thì có một số gia đình chồng có tính hung hăng (cục tính) đôi khi lại xảy ra đánh nhau giữa vợ và chồng. Trong những trường hợp đó thì thường hàng xóm láng giềng sẽ can thiệp để hòa giải, trước đây cũng có một gia đình do sự việc xay ra quá sức kiểm soát nên phai nhờ tới chính quyền can thiệp và xư lý. Bác cho rằng như hành động xung đột hay lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế thì nên xử lý thật mạnh tay, bản thân bác rất ghét những hành động đó. Bác chia sẻ ngay trong gia đình bác đôi khi vợ chồng cũng xảy ra cãi nhau tuy nhiên thì nên nhường nhịn nhau đôi chút để không ảnh hưởng tới hàm xóm. Theo bác để giảm thiểu các mâu thuẫn/xung đột thì người dân nên sống hòa thuận với nhau, không nên ghen ghét nhau, khi có mâu thuẫn thì nên tìm cách xử lý thật hợp lý, cơ quan chức năng cũng nên vào cuộc xử lý những hành động quá khích. Như vậy thì mới có một cuộc sống an toàn cho người dân được.
Tình trạng tệ nạn xã hội ở nơi gia đình bác Phức sinh sống thì cũng khá phức tạp, bởi lẽ xưa nay ở xóm 5 này có rất nhiều đối tượng bị nghiện ma túy nên cũng xó xảy ra các trường hợp bị trộm cắp tài sản. Để giảm thiêu tình trạng tệ nạn xã hội thì người dân nên cảnh giác, mỗi nhà đều nên lắp camera giám sát, đèn đường phải sáng thì sẽ trộm sẽ khó hoạt động hơn, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Mỗi gia đình phải giáo dục con trẻ ngay từ nhỏ, cho ăn học đầy đủ, nhận thức đúng đắn để tránh xa tệ nạn xã hội. Mỗi người dân phải nhận biết được hậu quả của tệ nạn xã hội. Ngoài ra thì cơ quan chức năng nên kiểm tra thường xuyên và phai bắt giữ được các đối tượng vi phạm. Phải như vậy thì người dân mới có thể an tâm làm ăn, mới có một cuộc sống an toàn được.
Theo bác Phức, tình trạng bị đánh cắp thông tin cá nhân và chống phá chính quyền trên mạng tại địa phương thì bác không gặp phải. Nếu có thì thường xảy ra ở lớp trẻ hơn vì thường xuyên sử dụng các mạng xã hội. Theo bác thì mỗi cá nhân
đều nên bảo mật thông tin thật kĩ càng, không để lộ thông tin bảo mật, tránh xa các Web lậu.
Các giải pháp của địa phương nhằm đảm bảo an toàn xã hội cho người dân thì cũng tương đối hiệu quả ví dụ như việc bao vệ môi trường, chính quyền đã tổ chức cho thu dọn rác theo định kì, môi khu có nơi để rác riêng để tránh gây mất cảnh quan, chi hội phụ nữ của các xóm cũng thường xuyên dọn dẹp đường xá. Tuy nhiên thì cũng có một số điều chưa hiệu quả như là phát hiện những đối tượng xả rác ra sông ngòi hoặc việc rà soát kiểm tra các tệ nạn xã hội, vẫn để trường hợp các gia đình bị mất cắp. Bác mong muốn cơ quan chức năng nên phát huy hơn nữa những ưu điểm và khắc phục những thiếu xót để có thể đảm bảo an toàn xã hội cho người dân.
5. Biên bản phỏng vấn sâu số 5
- Người tra lời phỏng vấn: Cao Thị The - Tuổi: 45
- Giới tính: Nữ * Nội dung:
Cô Cao Thị The là công nhân, gia đình cô có 4 người, hiện cô và gia đình đang sính sống và làm việc tại xóm 4 xã Giao Yến.
Cô The cho biết, gia đình cô nhà ở sâu trong làng nên không khí khá là yên tĩnh không bị ảnh hưởng bởi tiếng xe cô, ngay sau nhà là ruộng nên không khí cũng khá trong lành. Tuy nhiên thì ở mặc đường chính thì bị ô nhiễm chủ yếu bởi khói bụi, nhưng nói chung theo cô nhận xét là môi tường tại địa phương khá là an toàn. Nguồn nước ở sông ngòi thì bị ô nhiễm do vẫn còn nhiều rác thải và nước thải sinh hoạt của các gia đình, còn nguồn nước sinh hoạt thì là nước máy ở nhà
máy nước đổ về nên cũng rất an toàn. Theo cô The nếu như môi trường bị ô nhiễm thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Cô mong muốn rằng mỗi người dân đều phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, địa phương cần thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn nữa thì mới có thể có một moi trường sanh – sạch – đẹp được.
Mỗi khi xảy ra mưa bão gia đình cô The thường chằng chống nhà cửa thật kĩ càng, do nhà cô có nuôi gà nên cũng cần chằng chống chuồng trại, không để gà bị ướt lạnh. Thường những cỗng việc chằng chống thì sẽ do chồng cô The làm, cô chủ yếu là giúp mấy việc lặt vặt và sẽ là người đi mua thức ăn trong những ngày chống bão. Đối với gia đình cô việc bão đến không quá là lo lắng tuy nhiên thì chỉ lo nhất là lúa bị đổ nhiều. Cô chia sẻ, như vụ lúa vừa rồi nhà cô bị đổ mất gần 1 sào ruộng trên tổng số 6 sào ruộng, thời tiết lại mưa nhiều không thể phơi thóc nên một số đã bị mọc mậm. Mỗi lần như này rất khổ cho người nông dân.
Tại nơi gia đình cô sinh sống thì lâu lâu cũng có xảy ra mâu thuẫn giữa vợ và chồng, kể trang ngay trong gia đình cô lâu lâu cũng sẽ có nhưng thường là ở mức độ nhỏ, không cãi nhau quá gay gắt. Thường gia đình cô hay những người khác sẽ chọn cách tự hòa giải với nhau mỗi khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn. Cũng có lần có gia đình phải nhờ tới sự can thiệp của hàng xóm khi mà vợ chồng cãi nhau quá to. Việc lạm dụng/ngược đãi nhóm yếu thế thì cũng chủ yếu xay ra ở phụ nữ và người cao tuổi. Cô chia sẻ rằng từ trước tới giờ cô cũng đã gặp một hai lần trường hợp con cái đánh chửi bố mẹ, lúc đó cơ quan chức năng phải vào cuộc để can thiệp. Khi nói đến các giải pháp cô The cho biết mỗi người nên sống hòa thuận với nhau, vợ chồng có gì thì cũng nên từ từ bảo ban nhau không nên to tiếng gây ảnh hưởng đến hàng xóm. Những hành vi đánh đập vợ con/bố mẹ thì cơ quan chức năng phải xử lý thật nghiêm thì mới có thể trị được, hơn nữa bản thân mỗi người bị ngược đãi thì cũng nên tố giác những hành vi đó, không nên giấu diếm.
Tình trạng tệ nạn xã hội ở nơi cô The sinh sống thì không xảy ra nhiều nhưng do gia đình cô ở sâu trong làng, vắng người nên lâu lâu cũng có gia đình bị mất trộm vật nuôi như chó, mèo, gà,…Theo cô The thì mỗi người dân phải nên cảnh giác, các gia đình ở sâu trong làng thì nên lắp đèn đường sáng lên thì sẽ đỡ hơn. Tuy nhiên thì cũng cần cơ quan chức năng phải thật sát sao, rà soát, kiểm tra thường xuyên dể phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm, hơn nữa phải tuyên truyền vận động thường xuyên để người dân nhận thức rõ hơn về hậu quả của tệ nạn xã hội. Cô chia sẻ trong mỗi gia đình thì nên phải nuôi dạy con cái sao cho thật đúng đắn để tránh xa tệ nạn xã hội. Người dân và chính quyền phải phối hợp thật chặt chẽ thì mới có thể đảm bảo an toàn cuộc sống cho người dân được.
Về việc giảm thiểu tình trạng bị đánh cắp thông tin đời tư thì cô không hay gặp phải nhưng theo cô thì mõi người cũng nên tự cảnh giác và bảo mật kĩ thông tin, không để lộ thông tin bảo mật cho người khác.
Theo cô Theo thì các biện pháp bảo đảm an toàn xã hội cho người dân tại địa phương là chưa đạt hiểu quả ở một số vấn đề như việc xử lý những tường hợp xả rác bừa bãi hay là không thường xuyên kiểm tra rà soát đêm để phát hiện những đối tượng có hành vi ăn trộm ăn cắp. Tuy nhiên thì cũng có nhiều giải pháp cũng đạt hiệu quả như việc thu dọn rác, dọn dẹp vệ sinh môi trường, tuyên truyền về tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống bão.