Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 33 - 40)

phương

1.3.1. Phát triển bền vững nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Năm 2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế, từ những năm đổi mới cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi, tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, nó còn là đòn bẩy cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ… phát triển tương đối mạnh cả về chất và lượng. Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội.

Với đặc điểm một tỉnh thuần nông là nông nghiệp, so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình là tỉnh duy nhất có tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung. Những năm qua, tỷ trọng của khu vực này đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt từ năm 2000 cho đến 2011, trong vòng 11 năm, tỷ trọng giảm đi 16,84% (từ 54,1% năm 2000 xuống còn 37,26% năm 2011), thay vào đó là sự tăng tỷ trọng ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Là một tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, do đó cơ cấu kinh tế của Thái Bình phải có sự chuyển dịch mạnh hơn, nhanh hơn để phù hợp với xu thế của vùng đến năm 2020: các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 90% trong tổng GDP, các sản phẩm chủ lực đóng góp 60-65% GDP, độ mở của nền kinh tế đạt trên 90% và cơ cấu

kinh tế của vùng là cơ cấu hiện đại với các ngành mũi nhọn có khả năng đột phá, có sức cạnh tranh.

Qua thực tiễn phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình, có thể nhận thấy một số số kinh nghiệm quý trong xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững của địa phương này như sau:

Một là, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, từng bước thực hiện một nền nông nghiệp chất lượng cao, phát triển bền vững.

Đối với nông nghiệp, tỉnh đã ổn định được diện tích trồng lúa khoảng 160.000 ha, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, chất lượng cao, xây dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ KH – CN; nâng cao hoạt động của các loại hình HTX, tổ hợp tác, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông – thủy sản. Cùng với những bước tiến mới trong sản xuất, Thái Bình đã chú trọng và tập trung cho công tác tích tụ ruộng đất. Đây chính là một xu hướng tất yếu để nông nghiệp không bị tụt hậu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thông qua mô hình tích tụ với qui mô lớn, cho ra đời những sản phẩm nông nghiệp chất lượng. Phấn đấu đạt mục tiêu giá trị cánh đồng 400 - 500 triệu/ha một năm.

Hai là, những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ tại Thái Bình đi sau một bước so với các tỉnh miền Nam, nhưng không hề nằm ngoài cuộc với xu hướng này, mà đang bắt nhịp khá nhanh. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một giải pháp để đem về những mặt hàng nông sản đảm bảo vấn đề ATTP và tăng giá trị, hướng tới xuất khẩu.

Vấn đề sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được Thái Bình chú trọng đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Những mô hình trồng cây trong nhà lưới, hay sản xuất liên kết an toàn theo chuỗi để tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh thực phẩm đang được chuyển giao nhiều hơn cho nông dân. Điều này cũng là xu hướng tất yếu khi thời gian qua,

vấn đề vệ sinh ATTP luôn “nóng”, mà ở đó, nhiều người đã ví chưa có bao giờ con đường từ “dạ dày đến nghĩa trang lại ngắn như bây giờ”.

Nhưng đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao không hề ít. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, rất cần vai trò trụ cột của các doanh nghiệp. Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Thái Bình đã chứng minh nhữngbước tiến xa mang tính đột phá. Là tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng giống lợn, nhiều năm qua, nông dân Thái Bình đã dần chuyển đổi sang chăn nuôi trang trại tập trung, áp dụng quy trình chăn nuôi hiện địa, an toàn sinh học. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao cũng đã được nông dân vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản áp dụng ngày một nhiều hơn với hình thức nuôi tôm trong nhà bạt. Mô hình này tránh được những tác động bất lợi từ môi trường, giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, với mô hình này, tôm được nuôi quanh năm, kể cả trong mùa đông, điều mà trước đây nuôi theo phương thức cổ truyền khó có thể làm được.

Khoảng 700 ha diện tích vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản tập trung của hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải trong tổng số gần 8600 ha nuôi trồng thủy sản. Cùng với diện tích rừng ngập mặn giúp cho hệ sinh thái tại đây phong phú, đã làm đẹp hơn, giàu hơn cho nông nghiệp Thái Bình. Đặc biệt, với lợi thế bãi triều bằng phẳng, nông dân ven biển đã đưa con ngao trở thành đối tượng nuôi chủ lực với tổng sản lượng mỗi năm đạt gần 90.000 tấn, luôn ổn định ở diện tích gần 3000 ha (chiếm 50% sản lượng ngao toàn quốc). Đây là cơ hội để Thái Bình hướng tới chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.

Ba là, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với 5 nhiệm vụ mang tính đột phá.Với những chuyển mình mạnh mẽ đó, Thái Bình đang từng ngày thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với 5 nhiệm vụ mang tính đột phá như:

Thứ nhất, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, giá trị cao. Tỉnh sẽ quy hoạch mỗi huyện từ 500 - 1000 ha, để thu hút các doanh nghiệp thuê ruộng, phát triển theo quy mô lớn.

Thứ hai, xây dựng các mô hình nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Thứ ba, xây dựng các khu, cụm công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Thứ tư, đào tạo nhân lực quản trị và lao động có kỹ thuật, tay nghề phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ năm, hình thành chương trình du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, tâm linh tại vùng sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh.

1.3.2. Phát triển bền vững nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, với thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trong thời gian qua đạt được nhiều thành tựu tích cực, kinh tế tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và giảm dần cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được nâng lên đáng kể, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất không ngừng được cải thiện và từng bước được nâng lên rõ rệt ; đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, chính trị ổn định, công tác an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc.

Bài học kinh nghiệm:

Một là, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các cấp, các ngành, các tổ chức tập trung vào phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Hai là, nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu của thị trường, trả lời ba câu hỏi “Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?”.

Ba là, trong quá trình sản xuất nông nghiệp cần phải có tính liên kết, phân công chuyên môn hóa để hàng hóa nông sản đảm bảo quy mô, giảm giá thành, tăng năng suất, chất lượng và đứng ứng nhu cầu chung của thị trường.

Bốn là, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả.

Năm là, không ngừng bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức sản xuất, quản lý trong hoạt động sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương ở Việt Nam như đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị về phát triển bền vững nông nghiệp như sau:

Bài học thứ nhất: phải coi phát triển bền vững nông nghiệp là yêu cầu, điều kiện bắt buộc, đáp ứng những đòi hỏi khách quan, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa phương, nên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân.

Bài học thứ hai: hỗ trợ tích cực cho nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch hình thức sản xuất ở nông thôn. Nền nông nghiệp tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên các mặt về diện tích, quy mô, sản lượng, giá trị, …nhưng về cơ bản thì chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh vẫn còn chậm, vẫn chưa có nhiều thay đổi về chất, sản phẩm làm ra có hàm lượng dinh dưỡng thấp, giá trị hàng hóa chưa cao, chủ yếu dưới dạng thô và sơ chế. Do đó, bài học là Tỉnh cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, cần phải chú trọng đến đầu tư nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học.

Phát triển nông nghiệp ngày nay không chỉ áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa vào trong chăn nuôi và trồng trọt mà còn phải thay đổi các quy trình và công nghệ nhằm tạo ra các cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Có như thế tỉnh mới có một nền nông nghiệp chất lượng cao phát triển theo hướng bền vững. Để thực hiện có hiệu quả bài học này thì chính quyền địa phương phải có chính sách hỗ trợ nông dân cách sửdụng công nghệ sinh học từ những nguyên liệu có sẵn ở địa phương như mía, sắn, ngô, khoai dùng cho công nghệ sinh học, thậm chí là các chất tưởng chừng như bỏ đi cũng có thể dùng vi sinh vật tạo ra năng lượng như rơm rạ, lau sậy, mùn

cưa,… Chính quyền cần trang bị cho người dân những kiến thức cần thiết để nông dân bắt kịp với nền nông nghiệp hiện đại.

Bài học thứ ba: phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị chủ yếu tổ chức sản xuất theo lối truyền thống, hiệu quả mang lại chưa cao. Từ các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao sẽ là cơ sở để tỉnh nhà phát triển kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Quá trình đó có sự gắn kết hài hòa giữa phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nông thôn. Tập trung giải quyết các vấn đề nông thôn đang đặt ra như: vấn đề giáo dục; chăm sóc y tế; văn hóa tinh thần; các vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập; an ninh trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, tập tục của dân cư. Đặc biệt là sự chuyển giao các ứng dụng tiến bộ KH – CN vào trong sản xuất và đời sống, chuyển đổi ngành nghề một cách có hiệu quả và theo hướng bền vững.

Bài học thứ tư: cần có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho người nông dân. Trong sản xuất, sự rủi ro vì biến động giá cả và thời tiết, việc đầu tư cho nông nghiệp ít mang lại lợi nhuận hấp dẫn các nhà đầu tư là các rào cản lớn đối với ngành nông nghiệp, trong khi sản phẩm do người nông dân làm ra luôn đóng vai trò thiết yếu đối với đời sống xã hội. Cho nên, chính quyền địa phương cần có chính sách trong việc thực hiện ưu đãi, trợ cấp, trợ giá cho người nông dân. Mặt khác, tỉnh cần tập trung phát triển hạ tầng, mở mang đường giao thông ở nông thôn, đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển giao ứng dụng KH – CN hỗ trợ cho người nông dân. Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị thông qua các chương trình lớn của Chính phủ, xem đó là chất xúc tác để phát huy có hiệu quả vai trò của nông dân trong phát triển bền vững nông nghiệp.

Bài học thứ năm: phát triển nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp phát triển mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững là yêu cầu không chỉ để đáp ứng cho hiện tại mà còn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của tương lai. Chính vì thế, những mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, mô hình phát triển thân thiện với môi trường được các nhà quản lý và các nhà khoa học khuyến cáo. Tài nguyên thiên nhiên là có

hạn, cho nên để đảm bảo tính bền vững của các thế hệ rất cần đến một cách quản lý, đầu tư sản xuất có trách nhiệm, đó là cơ sở cho sự ổn định an ninh lương thực quốc gia, góp phần đảm bảo cho sự phát triển của con người và xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)