Tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến việc

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 40 - 49)

hưởng đến việc phát triển bền vững

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 160

18’ đến 17010’ vĩ độ Bắc, 106032’ đến 107034’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào. Quảng Trị có lợi thế về vị trí địa lý – kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm của đất nước, ở vị trí quan trọng – điểm đầu trên tuyết đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông – Tây nối Lào – Thái Lan – Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng… Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua tỉnh và quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài – Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).

Những lợi thế về vị trí địa lý – kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho tỉnh Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình: Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình:

- Địa hình núi cao: phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 – 2000m, độ dốc 20 –

300. Địa hình phân cắt mạng, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Địa hình này có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất.

- Địa hình gò đồi, núi thấp: Có độ cao từ 50 – 250 m, một vài nơi có độ cao trên 500 m. Địa hình này tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25 – 30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng, Bến Hải tương đối phì nhiêu, là vùng trọng điểm sản xuất lương thực nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh…

- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc phân bố dân cư.

Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hóa thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. b. Khí hậu: Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào… là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh nên thường gây ra hạn hán và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 25 độ C ở vùng đồng bằng và từ 22 – 23 độ C ở độ cao trên 500 m. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200 – 2.500 mm. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm có ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, thủy sản cũng như thi công các công trình xây dựng.

Độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình khoảng 83 – 88%. Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian.

Nắng: Số giờ nắng khá cao, trung bình 5 – 6 giờ/ ngày. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.

Gió: Hai hướng gió chính đó là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt là gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là hiện tượng rất điển hình, làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Bão và áp thấp: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, bão tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theomưa lớn tọa ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

Nhận thấy, điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản: do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tọa nên các vùng tiểu khí hậu thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hòa là tài nguyên quý mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển dịch vụ.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt về mùa mưa. Do đó, việc khắc phục thiên tai, xây dựng các công trình thủy lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ

nước chống lũ nhằm ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa hết sức to lớn và cần được quan tâm.

c. Thủy văn: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 – 1km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt – Lào có một số sông nhành chảy theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông, sông Sê Pôn, sông Sê Păng Hiêng. Có sự phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn của hệ thống sông suối, điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thủy điện nhỏ.

Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. Mực nước đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến tháng 7. Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5 m. Chế độ thủy triều ảnh hưởng tới sự phát triển công tác khai thác và nuôi trồng thủy hải sản trong nông nghiệp hiện nay.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 473.982,24 ha. Đất đai ở Quảng Trị vừa đa dạng vừa phức tạp, phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích là đồi núi. Tiềm năng về đất đai của Quảng Trị còn khá lớn với 53.892,12 ha chưa sử dụng. Hiện trạng sử dụng đất như sau:

* Đất nông nghiệp: Có diện tích là 381.008,29 ha chiếm 80,38% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 87.837,91 ha, chiếm 23,05% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 18,53% tổng diện tích đất tự nhiên. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích 53.276,77 ha, chiếm 60,65% đất sản xuất nông nghiệp (trong đó đất lúa 28.480,94 ha, đất cây hàng năm khác 24.733,82 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi

62,01 ha). Đất trồng cây lâu năm có 34.561,14 ha, chiếm 39,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả.

- Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích là 290.476,13 ha, chiếm 76,24% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 61,28% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất 129.606,49 ha, rừng phòng hộ 94.301,95 ha, rừng đặc dụng 66.567,69 ha.

- Các loại đất nông nghiệp khác: Có diện tích là 2.694,25 ha, chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên.

* Đất phi nông nghiệp: Diện tích có 39.144,83 ha, chiếm 8,26% tổng diện tích đất tự nhiên.

* Đất chưa sử dụng: Còn 53.829,12 ha, chiếm 11,36% tổng diện tích đất tự nhiên.

b. Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Năm 2011, toàn tỉnh có 290.476,13 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ hơn 11 triệu m3. Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng. Hiện tại có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị. Rừng trồng các loại có diện tích 85.820 ha, nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình. c. Tài nguyên biển: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo và một số loài cá, san hô quý hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn.Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.000 tấn. Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại.

d. Tài nguyên nước: Trên địa bàn tỉnh có 03 hệ thống sông chính đổ ra biển là Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Sự phân bố đều khắp của các sông này là nguồn nước mặt chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các con sông này đều có lưu lượng nước lớn về mùa mưa.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) ước tính đạt 17.781 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2016; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 3.618 tỷ đồng, tăng 3,33%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 4.222 tỷ đồng, tăng 10,6%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước đạt 9015 tỷ đồng, tăng 7,01%, đóng góp 3,56 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 926 tỷ đồng, tăng 6,31%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với 23,08%; năm 2016 ngành này do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển nên sản lượng thủy sản đạt thấp; năm 2017 môi trường biển đã phục hồi, sản lượng thủy sản tăng 29,57% so với năm 2016. Ngành lâm nghiệp tăng 7,44% do sản lượng gỗ khai thác tăng 6,87% và diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 25,52%. Ngành nông nghiệp giảm 0,05% do năm 2017 sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm khác và cây lâu năm đều tăng; nhưng do sản lượng lúa giảm 7,57% (-19.906 tấn), sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm 3,76% làm cho ngành này giảm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 14,13%. Điểm sáng của khu vực này là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 15,5%, năm 2017 một số doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh nên sản xuất tăng khá; một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động làm cho sản lượng tăng. Ngành xây dựng, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, phải cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và nợ công nên vốn đầu tư nhà nước hạn chế; ngân sách địa phương eo hẹp; doanh nghiệp tại Quảng Trị chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực có hạn; nguồn lực trong dân hạn chế; tình hình thu hút đầu tư nước ngoài và công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư của tỉnh tuy có những mặt tích cực nhưng còn không ít khó khăn; công tác giải ngân chậm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nên ngành này chỉ tăng 6,8%.

Khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng giá trị tăng thêm cao nhưng tốc độ tăng thấp như: bán buôn, bán lẻ chỉ tăng 5,56%,

thông tin truyền thông tăng 7,03%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,78%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,83%...là do ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển vẫn còn nặng nề; giá một số nông sản, nhất là thịt lợn hơi xuống thấp đã làm cho một bộ phận dân cư gặp khó khăn, sức mua giảm sút. Các ngành dịch vụ không kinh doanh như: quản lý nhà nước, giáo dục đào tạo, y tế…có mức tăng thấp do biên chế ổn định, tiết kiệm chi thường xuyên...nên khu vực này chỉ tăng 7,01%.

Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 24.623 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người năm 2017 ước tính đạt 39,2 triệu đồng, tăng 7,8% so với năm 2016.

2.1.2.2. Tình hình xã hội

Dân số: dự ước dân số trung bình năm 2017 là 627.558 người, tăng 0,65% so với năm 2016; trong đó: nam 308131 người, chiếm 49,1%, tăng 0,68%; nữ 319.427 người, chiếm 50,9%, tăng 0,61%; thành thị 187.012 người, chiếm 29,8%, tăng 1,16%; nông thôn 440.546 người, chiếm 70,2%, tăng 0,43%.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được tăng cường. Năm 2017 ước tỷ lệ sinh 18,2%, giảm 0,04% so với năm 2016; tỷ lệ chết 7,15%, giảm 0,05%; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 11,05%, tăng 0,01%.

Lao động: lực lượng lao động toàn tỉnh ước tính đến 31/12/2017 là 351.168 người, chiếm 55,96% dân số và tăng 0,66% so với năm 2016. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính 342.146 người, chiếm 97,43% lực lượng lao động của tỉnh và tăng 1,07% so với năm 2016. Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)