Tình hình phát triển bền vững nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 49 - 73)

2.2.1. Tình hình phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế

2.2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sau 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đạt được cho tới đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong sản xuất đã xác định được một số mặt hàng chủ lực có giá trị kinh tế cao trong trồng trọt như: cà phê, cây ăn quả, cao su, hồ tiêu, chuối …, trong chăn nuôi chủ yếu phát triển số lượng các đàn gia súc và gia cầm, từ đó tạo sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất theo hướng hàng hóa. Đất đai được khai thác sử dụng có hiệu quả, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như vùng cây ăn quả, vùng cây sao su, vùng cây hồ tiêu, vùng cây cà phê. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả ngày càng được mở rộng.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ngày càng được chú trọng và phát huy vai trò trong việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng khoa học – kỹ thuật chuyển giao công nghệ đến người dân.

Bảng 2.1: Hiện trạng một số cây trồng hàng năm của tỉnh Quảng Trị

TT Cây trồng 2010 2013 2015

DT SL DT SL DT SL

1 Cây lương thực

1.1 Lúa cả năm 48.030,5 215.827,5 50.122,4 224.151,5 47.656,7 239.367

Lúa đông xuân 24.129,4 126.384,3 25.382,2 127.075 25.568 138.497,5

Lúa hè thu 21.297,1 87.104,7 22.340,4 94.843,3 20.118,5 98.983 Lúa mùa 2.604 2.335,8 2.399,8 2.233,3 1.970,2 1.886,5 1.2 Cây ngô 3.562 8.266,7 3.557,2 9.493,4 3.945,1 11.711,5 2 Khoai lang 3.199,5 23.200 2.731,5 19.359,3 2.358,2 17.268,6 3 Sắn 9.770 152.606,1 10.954,4 176.416,1 12.740,9 208.822,9 4 Cây hàng năm Mía 74 1.428,1 72,3 1.593,1 69,4 2.031 Lạc 4.783,9 8.834,6 4.286,6 8.529,3 3.952 8.025,1 Vừng 108,5 62,1 123,2 88,9 85,6 62,7

5 Cây lâu năm

Chuối 2.486,4 28.322,9 3.268,5 44.739,4 3.382,3 46.669

Cà phê 4.659,3 5.579,3 4.817,6 7.943,3 4.675,4 5.829

Cao su 16.288,9 14.429 18.542,1 14.265 19.674,1 12.201,5

Hồ tiêu 1.981,8 1.691,2 2.094,7 2.138,3 2.390,5 2.077

Trồng trọt là ngành chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng của tỉnh phát triển và mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa với nhiều sản phẩm đa dạng, thể hiện được ưu thế trong phát huy tài nguyên sinh thái nông nghiệp trên địa bàn. Năng suất, sản lượng cũng như chất lượng không ngừng được nâng cao.

Kết quả đạt được trên một số loại cây chính:

- Cây lương thực: Sản xuất lương thực trong tỉnh phát triển khá mạnh. Sản lượng lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định. Tỉnh đã đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa trên cơ sở tập trung thâm canh kết hợp khai hoang mở rộng diện tích. Đưa nhanh các loại giống có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với điều kiện khí khậu của địa phương để tăng sản lượng lúa.

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2010 là 51.592,5 ha, đến năm 2016 tăng lên 53.841,2, tăng 1,04 lần.

+ Diện tích gieo trồng lúa năm 2010 là 48.030,5 ha (lúa đông xuân 24.129,4 ha, lúa hè thu 21.297,1 ha, lúa mùa 2.604 ha). Đến năm 2013 diện tích tăng lên 50.122,4 ha (lúa đông xuân 25.382,2 ha, lúa hè thu 22.340,4 ha, lúa mùa 2.399,8 ha).

+ Diện tích ngô qua các năm đều tăng, những năm qua sản xuất ngô phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên nhờ thâm canh, đưa các giống ngô lai mới vào gieo trồng. Vùng ngô tập trung chủ yếu ở các huyện: Đakrông, Hướng Hóa, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh và Cam Lộ. Năm 2010, diện tích ngô là 3.562 ha, đến năm 2015 là 3.945,1 ha, tăng 1,1 lần. Diện tích ngô tăng là do ngô là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao nên người dân đã không ngừng mở rộng diện tích.

Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 224.094,2 tấn (thóc 215.827,5 tấn, ngô 8.266,7 tấn) đến năm 2015 sản lượng lương thực có hạt đạt 251.078,5 tấn (thóc 239.367 tấn, ngô 11.711,5 tấn) bình quân đầu người đạt 404,7 kg/ người/ năm.

Ngoài hai loại cây là lúa và ngô, trên địa bàn tỉnh còn có cây sắn và cây khoai lang. Năm 2010, diện tích trồng sắn của tỉnh là 9.770 ha, đến năm 2015

diện tích trồng sắn tăng lên 12.740,9 ha, tăng 1,3 lần. Diện tích trồng sắn phổ biến ở các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Cam Lộ, Đakrông, Triệu Phong, Gio Linh và ở những vùng sản xuất theo hướng thâm canh, xen canh phù hợp. Cây khoai lang được trồng chủ yếu ở các huyện như Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh.

- Cây công nghiệp: Hiện tỉnh Quảng Trị đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung theo hướng đầu tư chiều sâu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển quy mô diện tích hợp lý gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

+ Cây cà phê: Tập trung chủ yếu ở các huyện Hướng Hóa và một phần tại huyện Đakrông. Tổng diện tích cà phê toàn tỉnh năm 2010 là 4.659,3 ha, sản lượng 5.579,3 tấn. Năm 2013 diện tích tăng lên 4.817,6 ha, sản lượng 7.943,3 tấn, tăng 2.364 tấn. Cà phê trồng ở Quảng Trị chủ yếu là cà phê chè catimo và cà phê mít được thị trường ưa chuộng. Cà phê là cây trồng mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao.

+ Cây cao su: đây là loại cây được trồng với diện tích lớn tập trung phát triển vùng phía Tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đakrông, Hải Lăng, Triệu Phong. Năm 2010, toàn tỉnh có 16.288,9 ha cao su, đến năm 2013, diện tích này tăng lên là 18.542,1 ha và năm 2015 diện tích cao su của tỉnh là 19.674,1 ha, tăng 3.385,2 ha so với năm 2010.

+ Cây hồ tiêu: Tập trung phát triển ở vùng đất đỏ bazan của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Hải Lăng, Triệu Phong. Diện tích hồ tiêu năm 2010 của tỉnh là 1.981,8 ha, đến năm 2015 tăng lên là 2.390,5 ha, tăng 408,7 ha so với năm 2010. Hồ tiêu cũng là cây được tỉnh chú trọng phát triển, được đánh giá là mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh.

- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả các năm phát triển khá cao, trong đó chủ yếu là cây chuối với sản lượng thu được qua các năm là rất lớn. Vùng trồng chuối tập trung chủ yếu ở các xã Tân Long, Tân Thành và bảy xã vùng Lìa thuộc huyện Hướng Hóa. Năm 2010, diện tích trồng chuối trên toàn tỉnh là 2.486,4 ha với sản lượng thu được 28.322,9 tấn. Năm 2015, diện tích này tăng lên 3.382,3 ha với sản lượng là 46.669 tấn. Ngoài ra, các loại cây ăn quả

khác có tiềm năng phát triển và cho thu nhập cao là thanh long, mít, cam, chanh leo, bơ với diện tích khoảng 3.100 ha phân bố trên địa bàn toàn tỉnh.

Sự phát triển của cây ăn quả có tác động tích cực trong việc thúc đẩy cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, góp phần vào việc nâng cao thu nhập người dân.

Cây rau, hoa: Rau hoa và cây cảnh tiếp tục phát triển, từng bước nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, năm 2016, diện tích trồng rau các loại là 5.101,7 ha, tăng 26,3 ha. Nhiều mô hình trồng rau sạch đã cho thu nhập cao, chủ yếu tập trung ở các vùng chuyên canh sản xuất rau ở thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh để cung cấp cho các khu đô thị, dân cư thành phố, thị xã, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch và tiêu dùng nội bộ trong vùng. Tỉnh đã quy hoạch được các vùng trồng hoa và cây cảnh phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và một số nơi có điều kiện.

Mô hình sản xuất trong nông nghiệp và hướng chuyển đổi: trong sản xuất nông nghiệp nhất là trong trồng trọt hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, sự chi phối của thị trường tiêu thụ, giá cả vật tư,… Tuy nhiên, nhiều người dân đã cố gắng vượt lên, tìm tòi chuyển đổi hướng sản xuất mới và xây dựng nên các mô hình sản xuất trong nông nghiệp góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là:

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” chuyên canh lúa chất lượng cao trên diện tích canh tác 12.726 ha ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ... Các mô hình này đã áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như: nâng cấp năng lực tưới tiêu, khai thác có hiệu quả hệ thống thủy lợi công trình đầu mối, tích cực nạo vét kênh mương, giao thông nội đồng, đổi thửa, dồn điền, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều loại giống mới thích ứng theo từng vùng, tăng cường cơ giới hóa khâu làm đất thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình cơ giới hóa đồng ruộng xã Gio Quang (huyện Gio Linh) với 490 chiếc máy nông nghiệp các loại, trong đó có 80 chiếc máy Kubuta có công suất lớn, 5 máy gặt rải hàng, 15 máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa, máy

bơm, vận chuyển nông sản... Những năm gần đây, vụ mùa ở Gio Quang thường bắt đầu sớm hơn những nơi khác hàng chục ngày và do cơ giới hóa nên chỉ diễn ra trong 10 ngày, rút ngắn khoảng 20 ngày so với làm thủ công. Thời gian còn lại, chủ nhân của những chiếc máy này liên kết với nhau thành tổ hợp tác, nhận làm dịch vụ cho các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Lợi ích mà tổ hợp dịch vụ máy cơ giới này đem lại là “bao tiêu trọn gói” một cánh đồng làm đất, thu hoạch đúng thời vụ và chi phí theo hợp đồng đã cam kết. Hiện nay, 100% diện tích sản xuất nông nghiệp của Gio Quang đều được cơ giới hóa.

Mô hình vùng sắn nguyên liệu tập trung với diện tích 10.725 ha ở huyện Hướng Hóa và Đakrông là một điển hình tận dụng lợi thế đất đai; đồng thời còn là mô hình liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sắn. Mô hình này không chỉ đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất trên 500.000 tấn nguyên liệu/năm mà còn góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói gảm nghèo cho người nông dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Trên cơ sở lợi thế của từng vùng, mô hình cây công nghiệp dài ngày được mở rộng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu ở Hướng Hóa, Đakrông, miền Tây Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh (hiện nay toàn tỉnh có 18.512 ha cao su; 2.005 ha hồ tiêu; 4.949,8 ha cây cà phê). Ở đây, nhiều doanh nghiệp, trang trại, gia trại, hộ nông dân bước đầu có xu hướng liên kết, ứng dụng công nghệ mới theo chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cho xuất khẩu sản phẩm cao su, cà phê, hồ tiêu và xúc tiến xây dựng thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý. Hiện cả tỉnh có gần 10 doanh nghiệp chế biến mủ cao su với tổng công suất 31.500 tấn; 13 cơ sở thu mua, chế biến cà phê với tổng công suất thiết kế trên 90.000 tấn cà phê tươi/năm (tương đương 15.000 tấn cà phê nhân/năm).

Ngoài ra, còn nhiều mô hình trang trại, gia trại, vườn - ao - chuồng của hộ gia đình nông dân tận dụng được khả năng canh tác của đất đai sau đổi thửa, dồn điền, phát huy khả năng lao động, tận dụng được lao động thời vụ với phương pháp kết hợp vườn – ao - chuồng, trồng cây ăn quả, cây công

nghiệp, chăn nuôi; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,…

Qua các mô hình trên cho thấy, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền nông nghiệp và các mô hình sản xuất nông nghiệp đã được tạo lập, đi vào hoạt động, từng bước phát triển theo chiều sâu. Kết quả từ các mô hình này ngày càng rõ nét hơn, thể hiện khả năng tiếp cận, tham gia vào lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng NTM và hướng vào các khâu, các nhân tố cần đột phá trong nền nông nghiệp của địa phương; góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng sản phẩm hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu; tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

b. Chăn nuôi

Bảng 2.2: Hiện trạng chăn nuôi hàng năm của tỉnh Quảng Trị

Đơn vị: con GIA SÚC, GIA CẦM 2010 2013 2015 Đàn trâu 30.601 24.687 24.738 Đàn bò 62.842 50.622 55.370 Đàn gia cầm 1.685.300 1.882.500 2.163.000 1.194.400 1.230.300 1.646.700 Vịt, ngan, ngỗng 490.900 652.100 516.300 Đàn lợn 251.578 239.611 274.836 [38] Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh Quảng Trị đang dần chuyển dịch theo hướng tập trung, thâm canh bán công nghiệp và công nghiệp theo hình thức trang trại, gia trại quy mô lớn, liên kết và mang tính bền vững, từng bước đưa ngành chăn nuôi dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp.

Đàn gia súc gia cầm trong những năm qua phát triển tương đối ổn định. Số lượng đàn trâu trong những năm qua có xu hướng giảm mạnh. Với những thành tựu của khoa học công nghệ, máy móc được sử dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp nên dần dần người nông dân đã không còn hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Chính điều này mà số lượng đàn trâu ngày

càng giảm. Năm 2010, số lượng đàn trâu là 30.601 con nhưng đến năm 2015, số lượng đàn trâu chỉ còn 24.738 con, giảm 5.863 con.

Số lượng đàn bò có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2013. Cụ thể: năm 2010, số lượng đàn bò là 62.842 con, đến năm 2013, số lượng này giảm xuống còn 50.622 con, giảm 12.220 con. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2013 đến 2015, đàn bò của tỉnh có xu hướng tăng trở lại.Năm 2015, số lượng đàn bò là 55.370 con.Vùng miền núi và vùng gò đồi: phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng trang trại, gia trại kết hợp với trồng cỏ; vùng đồng bằng và vùng cát ven biển: ưu tiên phát triển chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt.

Mô hình trồng cỏ nuôi bò đang giúp nông dân các xã vùng gò đồi thay đổi tập quán chăn nuôi từ dựa vào tự nhiên sang chăn nuôi theo phương thức an toàn, có hiệu quả kinh tế cao. Đây còn là cơ sở vững chắc trong việc xây dựng nguồn nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng. Đặc biệt, việc chăn nuôi theo hướng ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện để nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở. Công tác bao vây, khống chế, dập dịch trên đàn gia súc cũng sẽ nhanh chóng, chủ động và hiệu quả hơn.

Hiện, chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá tốt cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn hiện có 274.836 con, tăng gần 6,3% so cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức gia trại và trang trại tập trung với quy mô lớn; Cùng đó, xuất hiện nhiều mô hình liên kết trong sản xuất như: Liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt giữa các hộ chăn nuôi từ khâu sử dụng chung một loại thức ăn, cùng một quy trình kỹ thuật và cùng tiêu thụ chung một phần sản phẩm với quy mô 10 - 20 lợn nái và 100 - 200 lợn thịt/năm; Liên kết dọc trong chăn nuôi lợn giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp với 15 mô hình có quy mô từ 1.000 con lợn thịt/mô hình, đặc biệt có 1 mô hình nuôi với quy mô 3.000 - 4.000 con… Tuy nhiên, chăn nuôi lợn đứng trước những thách thức lớn trong quá trình phát triển: giá cả đầu vào tăng cao, trong khi giá xuất chuồng thấp, người chăn nuôi vẫn còn thiếu kiến thức, dịch bệnh thường xuyên xảy ra...

Đàn gia cầm của tỉnh cũng có xu hướng tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2010, số lượng đàn gia cầm là 1.685.300 con, trong đó, số lượng

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 49 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)