Các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 80 - 98)

3.2.1. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế

3.2.1.1. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế trang trại

Khi nền nông nghiệp phát triển thì cần phải củng cố và nâng cao năng lực kinh tế nông hộ, các trang trại và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp. Nâng cao năng lực kinh tế nông hộ nhằm liên kết lại các nông hộ nhỏ mới có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, tiếp cận được quy trình sản xuất tối ưu, thị trường nông sản và hội nhập vào các ngành hàng một cách hiệu quả đồng thời nâng cao thu nhập của nông hộ.

Đối với phát triển kinh tế trang trại, quy mô đất đai lao động và vốn của trang trại còn nhỏ nên cần phải xây dựng các trạng trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản có quy mô lớn cả về đất đai và vốn nhằm liên kết các nông hộ để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và các đối tác trung gian trên chuỗi cung cấp, cụ thể:

Thứ nhất, cần gia tăng quy mô vốn đầu tư là quan trọng nhất để đảm bảo cho sự ra đời, tồn tại và phát triển có hiệu quả các trang trại. Trong thời gian qua, hỗ trợ tài chính để phát triển trang trại trên địa bàn chủ yếu thông qua các chương trình vay vốn. Chúng ta cần phải hình thành thị trường vốn có tổ chức ở nông thôn để đa dạng hóa các kênh cấp vốn và các chủ trang trại có nhiều sự lựa chọn như:

- Thành lập các loại quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trang trại: Ngân hàng chính sách xã hội cần ưu tiên hỗ trợ cho vay vốn đối với các trang trại. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các chủ trang trại vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…

- Cần mở rộng quy mô, diện tích đất đai trong các trang trại, cần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất ở nông thôn, đẩy mạnh chương trình dồn điền, đổi thửa để các trang trại có điều kiện gia tăng diện tích đất canh tác trên một khu liền kề từ đó giúp các chủ trang trại thuận tiện trong công tác quản lý, sản xuất đồng bộ, có điều kiện áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất. Nhà nước cần điều tra xác định mực độ manh mún ruộng đất để có kế hoạch tổ chức nông dân tiến hành dồn điền, đổi thửa dựa trên nguyên tắc trao đổi tự nguyện.

Thứ hai, để nâng cao trình độ phát triển nguồn nhân lực trong các trang trại: - Các cơ quan ban ngành của tỉnh cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thực quản lý kinh doanh, điều hành trang trại cho các chủ trang trại. Cần mở những lớp dạy nghề gắn với những việc làm cụ thể của đội ngũ lao động tham gia vào hoạt động sản xuất của các trang trại.

- Nguồn nhân lực cho phát triển trang trại theo hướng bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức cho các chủ trang trại để đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.

Thứ ba, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng: đường giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến phát huy khả năng sản xuất hàng hóa, nên ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường bộ chủ yếu nông thôn, thời gian tới cần thực hiện nguyên tắc: Ưu tiên phát triển những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, phát triển gắn với quy hoạch sản xuất của vùng. Xây dựng các công trình thủy lợi, cần chú trọng đầu tư các công trình thủy lợi vừa và nhỏ nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

3.2.1.2. Phát triển các hợp tác xã

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu sản xuất hàng hóa của kinh tế hộ và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp ký liên kết hợp đồng hai chiều với hợp tác xã hoặc nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ sản xuất cho cán bộ quản lý HTX, doanh nghiệp, các chủ trang trại và hộ nông dân.

- Kinh tế hộ tự chủ là điều kiện tiên quyết để thành lập HTX: Sự khác biệt giữa HTX kểu mới và HTX kiểu cũ, kinh tế HTX kiểu mới nền yanrg là hộ kinh tế tự chủ, vì vậy phải làm cho hộ nông dân thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ, đây là vấn đề mấu chốt nếu hộ nông dân chưa thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ thì họ không có nhu cầu tham gia HTX. Trái lại, nếu kinh tế HTX cần kinh tế hộ cùng tồn tại, không hạn chế, loại trừ kinh tế hộ mà hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển.

- Hỗ trợ vốn, tín dụng cho nông hộ, tổ chức tốt các dịch vụ sản xuất nông hộ (vật tư tiêu thụ sản phẩm, thông tin kinh tế,…)

- Xây dựng khung pháp lý bảo vệ hộ sản xuất nông nghiệp (quy mô sản xuất, thuê mướn lao động, đầu tư nông nghiêp,…) và tuyên truyền giải thích

cho nông dân hiểu tốt về môi trường làm ăn, kinh doanh làm giàu trong xã hội nói chung và ở nông thôn nói riêng.

- Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác:

+ Lựa chọn hình thức HTX nào là do trình độ phát triển của kinh tế hộ quyết định. Kinh tế tự cung, tự túc thì không có nhu cầu hợp tác, kinh tế hàng hóa có nhu cầu trao đổi, hợp tác, do đó HTX xuất hiện khi có nhu cầu trao đổi tiêu thụ sản phẩm, đây là đặc điểm của kinh tế nông hộ, do đó HTX ra đời ở những nơi có kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng chiến lược thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết nhanh chóng đầu ra cho nông dân.

3.2.1.3. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp

Các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, gồm các doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời các doanh nghiệp nông nghiệp tương lai cần phát triển trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản cần:

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới dây chuyền trang thiết bị, giống mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây các cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nông nghiệp thuê với những chính sách về miễn, giảm tiền thuê đất.

- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường, tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp và các hiệp hội chuyên ngành, tăng cường các hoạt động đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền, thành lập trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững.

3.2.1.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm

- Tiếp tục phát triển thị trường nội tỉnh nhất là thị trường nông thôn thông qua việc nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số chợ. Mở rộng thị trường sản xuất nông sản qua các tỉnh và xuất khẩu sang các nước như Thái

Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, … cùng với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ uy tín trên thị trường.

- Xây dựng đội ngũ công tác dự báo phát triển sản xuất và tiêu thụ, thông tin thị trường giá cả nông sản kịp thời để phục vụ cho nông dân và hộ sản xuất qua hệ thống thông tin đại chúng và công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm gắn sản xuất với thị trường, tăng khả năng tiếp thị, điều chỉnh sản xuất phù hợp với thị trường.

- Hình thành tổ chức xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công thương với nhiệm vụ tư vấn đối với các doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng, công nghệ, về pháp luật kinh doanh, cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực thương mại. Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, thực tế cho thấy không thể đi vào thị trường hiểu quả nếu không đầu tư xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan, nhà nước, hiệp hội ngành nghề, các địa phương, các doanh nghiệp để có bước đi phù hợp cho từng loại sản phẩm theo hướng xây dựng thương hiệu, tránh tình trạng chạy đua tràn lan gây mất uy tín sản phẩm.

- Tổ chức các chương trình tập huấn ngắn ngày cho các doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế giúp họ cập nhật thông tin mới về thị trường, kỹ năng quản trị, từng bước xây dựng đội ngũ doanh nhân có bản lĩnh, kinh nghiệm và kiến thức đáp ứng yêu cầu trong tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chất lượng con giống không đảm bảo đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường gây thiệt hại cho người sản xuất.

- Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp nhà nước có chức năng thu mua chế biến nông sản, xuất khẩu vật tư nông nghiệp, cung cấp tín dụng, tham gia ký hợp đồng với nông dân cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ

nông sản nhất là khu vực sản xuất tập trung, các chợ đầu mối và các cụm dân cư.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc cách thành phần kinh tế trong tỉnh hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, tăng cường các biện pháp chống gian lận thương mại gây thua thiệt cho nông dân.

- Các cơ sở sản xuất cần bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, nông sản làm ra phải đạt chất lượng cao, sản phẩm sạch.

- Đầu tư xây dựng các chợ nông sản tại các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu có lượng hàng hóa lớn góp phần ổn định thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy sản xuất đồng thời quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn để mở rộng thị trường, tăng khả năng giao lưu hàng hóa nông sản, cung ứng vật tư, tín dụng, để người dân mua bán trực tiếp không qua trung gian.

- Chủ động mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn đầu tư cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản. Sớm hình thành các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xay xát, lau bóng gạo ở các cụm công nghiệp đã được xác định trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả, phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến sản phẩm chăn nuôi các sản phẩm từ thịt trứng và hải sản.

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp

Trong thời đại ngày nay, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động được xem như là một nguồn vốn đặc biệt quan trọng quyết định sự phát triển của một quốc gia nói chung, của một địa phương nói riêng cũng như của ngành nông nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị cần tập trung triển khai thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, đó là:

- Đối với người lao động: Bồi dưỡng để người lao động nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững, những tác hại về ô

nhiễm môi trường và tác nhân gây ô nhiễm. Đào tạo nghề cho người lao động, đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lầm cho nông dân. Dưới các hình thức tập trung ngắn hạn học lý thuyết kết hợp thực hành ngay tại cơ sở sản xuất thông qua tập huấn, xây dựng các mô hình đem lại hiệu quả cao. Coi trọng hình thức đào tạo qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, tờ rơi,…), thông qua hội thi, sinh hoạt các câu lạc bộ. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở sản xuất lớn, các địa phương khác.

- Đối với cán bộ quản lý nông nghiệp cấp xã, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, chủ trang trại: Đây là lực lượng cán bộ nòng cốt trong truyền tải những kiến thức mới vào sản xuất như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và thị trường… để hộ nông dân xóa bỏ tập quán lạc hậu, tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Đòi hỏi đội ngũ này cần được đào tạo, bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật và quản lý bằng cách đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại các địa phương khác.

- Đối với cán bộ cấp huyện: Tiếp tục gửi đi đào tạo, tập huấn đối với những cán bộ hiện có. Bên cạnh đó huyện cần quan tâm có chính sách thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp về làm tại địa phương. Phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của cán bộ để họ phấn khởi, yên tâm phục vụ cho nông nghiệp.

Về nguồn vốn cho đào tạo, đây là vấn đề khó khăn vì lượng người cần đào tạo lớn, khối lượng các nội dung cần đào tạo nhiều trong khi đó nguồn lực trong dân còn hạn hẹp, đòi hỏi cần dành lượng lớn vốn ngân sách hợp lý cho đào tạo. Lựa chọn những đối tượng trẻ, có kiến thức văn hóa, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nông cốt, sau khi được đào tạo, đối tượng này tiến hành đạo tạo lại cho nông dân, từ đó số người được đào tạo sẽ tăng, vấn đề vốn cho đào tạo sẽ được tháo gỡ.

3.2.1.6. Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn như điện, hệ

thống giao thông, trạm xá, trường học, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước. Nâng cấp, hoàn chỉnh đường giao thông liên xã, liên thôn nhất là giao thông nội đồng để thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng nông sản, kích thích hộ nông dân sản xuất phát triển nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theohướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, đầu tư nâng cấp và kiên cố hóa các hồ đập trên địa bàn. Cải tạo hệ thống cung cấp điện bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng điện phục vụ sinh hoạt của dân cư nông thôn. Phát triển hệ thống bưu chính viễn thông thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin. Sớm quy hoạch phát triển các thị trấn, thị tứ và các khu dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác huy động các nguồn vốn đầu tư theo hướng phát huy nội lực, tích cực thu hút các nguồn lực bền ngoài. Thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Việc nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng không những giúp cho nông

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh quảng trị hiện nay (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)