Quảng Trị và nguyên nhân
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị có quyền tự hào với gương mặt đổi mới của quê hương mình. Với những tiềm năng, lợi thế từ nội lực cùng với sự hỗ trợ từ các cấp, các tổ chức, Quảng Trị đã đột phá qua từng giai đoạn theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh phù hợp với từng thời kỳ.
Đến nay, Quảng Trị đã mang một diện mạo mới, trẻ trung hơn. Toàn tỉnh có diện tích gieo trồng 50.265,1 ha, trong đó lúa 25.744,2 ha, khoai lang 1.889,3 ha, cây ngô gieo trồng 3.151,4 ha, nuôi trồng thủy sản 3.062,9 ha. Tổng sản lượng thủy hải sản đạt 25.421 tấn.
Việc triển khai dồn điền đổi thửa sớm đã tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, tự tin làm giàu trên chính cánh đồng của mình. Nhiều huyện như Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh đã phát huy tính dân chủ ở cơ sở, được nhân dân đồng tình ủng hộ nên đã hoàn thành công việc này. Từ đó đã ra đời những cánh đồng mẫu lớn có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập từ 70 triệu đồng/ha/năm trở lên. Việc "tích tụ đất đai" trong hạn điền cho phép đã làm xuất hiện hơn 11 nghìn trang trại lớn, nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định, bước đầu hình thành sản phẩm hàng hóa.
Từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang trang trại tập trung, tỉnh Quảng Trị đã phát triển đàn trâu 24.738 con, đàn bò 55.370 con, đàn lợn 274.836 con, đàn gia cầm 2.163.000 con. Các loại giống chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nâng cao giá trị thu nhập. Bình quân thu nhập đầu người đạt 34 triệu đồng năm 2015. Hộ nghèo đến cuối năm 2017 còn lại 11,52%. Bộ mặt nông thôn tỉnh Quảng Trị ngày càng khởi sắc, gần 100% hộ dân có điện sinh hoạt, hệ thống đường giao thông đi lại được xây dựng kiên cố phục vụ cho việc sinh hoạt đi lại và phát triển sản xuất của người dân. Trên lĩnh vực giáo dục, y
tế có bước tiến vượt bậc. Đến nay, tỉnh nhà đã đầu tư xây dựng hệ thống trường học cao tầng hóa, 100% trường mầm non được kiên cố hóa, tỷ lệ học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ y bác sĩ đã qua đào tạo được cử đến tận thôn bản, khóm phố để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hằng năm, tỉnh Quảng Trị đã tạo việc làm cho 10.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,5%. Tỉnh cũng đã hoàn thiện đề án xóa nhà tạm dột nát cho hộ nghèo giai đoạn 2005 – 2010. Với phương châm “Nhà nước và dân cùng làm” cùng với nhiều chủ trương đúng đắn, tỉnh Quảng Trị đã tạo những điều kiện tốt nhất để kinh tế chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao, sớm hoàn thành những tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nông nghiệp tỉnh Quảng Trị còn gặp nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực song tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng đóng góp của ngành trồng trọt luôn giữ vai trò chủ đạo.
Trong thời gian qua, chính quyền của tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, thể hiện ở việc đề ra các chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách như đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách khuyến nông, khuyến lâm. Tuy nhiên, các chính sách của các cấp về phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương đem lại hiệu quả chưa cao.
Các ngành phi nông nghiệp như thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều lao động từ nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi của người nông dân vẫn còn nhiều, thu nhập không cao ảnh hưởng lớn đến công tác xóa đói, giảm nghèo.
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua mặc dù đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo cho phát triển bền vững như hầu hết giao thông nội đồng chưa được kiên cố hóa, nhiều con đường chỉ có
thể sử dụng cho xe thô sơ, xe máy, không thể sử dụng cho xe tải vì quá khổ đường quá hẹp hoặc cầu cống không đủ trọng tải cho phép. Vì vậy gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tư, thu hoạch hoặc đưa máy móc đến ruộng.
Tình trạng thiếu nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của ngườ dân ở một số xã và mức độ ô nhiễm nguồn nước của hệ thống các song lớn đang là vấn đề lo ngại. Chính quyền địa phương đã và đang có những chính sách tích cực để hạn chế mức độ ô nhiễm nguồn nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con yên tâm sản xuất.
2.3.3. Nguyên nhân của tính thiếu bền vững
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, diễn biến phức tạp của thời tiết. Quảng Trị là một tỉnh thuộc miền Trung, hằng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai, lũ lụt. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.Thêm vào đó, thời tiết không thuận lợi tạo điều kiện có sâu bệnh, bệnh dịch phát triển gây hại cho mùa màng và đàn gia súc, gây ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi của người nông dân.
Nguồn lực cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội còn hạn hẹp trong khi nhu cầu lớn, không cân đối đủ nguồn lực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Đại bộ phận cán bộ khuyến nông, khuyến lâm chưa nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển giao cho nông dân, nguồn lao động chưa được đào tạo.
Việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp còn mắc phải nhiều yếu kém dẫn đến năng suất và chất lượng chưa cao.
Chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia hoạt động trao đổi, chuyển giao các tiến bộ của khoa học công nghệ; việc đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất nông nghiệp chưa được đề cao.
Tính cạnh tranh của các loại mặt hàng nông sản còn ở mức thấp, phát triển thiếu bền vững.
Ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo giải quyết những bức xúc về ô nhiễm môi trường, lấn chiếm đất đai, tệ nạn xã hội, khiến người dân không yên tâm sản xuất, không xây dựng trang trại lớn, đầu tư vốn không nhiều.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Quảng Trị tiếp tục triển khai hiệu quả các dự án phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông theo hướng nâng cao giá trị, tạo việc làm và phát triển bền vững tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra chủ động khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề và xây dựng nông thôn mới. Kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm...
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025