iền núi huyện Thuận Bắc, theo cách hiểu chung, bao gồm 3 xã miền núi đặc biệt khó khăn (Phước Kháng, Phước Chiến, Bắc Sơn) và 2 xã, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (Công Hải, Lợi Hải) với tổng dân số 29.514 người, chiếm 79,33% dân số toàn huyện. Trong đó có 26.605 người dân tộc Raglai (4.368 hộ) sống ở 20 thôn thuộc 5 xã nói trên và 2.909 người dân tộc Chăm (485 hộ) sống ở thôn Bỉnh nghĩa xã Bắc Sơn. Nhằm tạo sự chuyển biến về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiếu số, Huyện ủy Thuận Bắc đã triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2010.
òn đó những khó khăn
Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quan tâm đầu tư của nhiều chương trình, dự án Nhà nước, Thuận Bắc đã phát triển kết cấu hạ tầng để phục vụ sản xuất và đời sống, tiềm năng kinh tế nhờ vậy đã được khai thác một phần. Nhân dân miền núi đã mở rộng trồng các loại cây công nghiệp lâu năm có sức chịu hạn tốt như: Điều (65 ha), neem (101 ha), trôm (15ha) và mô hình vườn rừng trồng xen lẫn trôm với điều (113 ha). Ngoài ra những vùng đất bằng ở các xã Công Hải, Bắc Sơn, Lợi Hải còn trồng các loại cây công nghiệp hằng năm gồm 46 ha mía và 110 ha thuốc lá. Chăn nuôi được coi là thế mạnh, ngành sản xuất chính của miền núi và vùng dân tộc thiểu số với trên 90% hộ gia đình chăn nuôi, tổng đàn gia súc có sừng hiện có 14.791 con trâu, bò và 15.308 con dê, cừu. Nhìn chung kinh tế - xã hội và bộ mặt nông thôn ở miền núi và vùng dân tộc Thuận Bắc đã có những bước phát triển rõ nét. Tuy nhiên do trình độ sản xuất, năng suất cây trồng vật nuôi thấp, thu nhập chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu cuộc sống nên đồng bào dân tộc thiểu số đã chiếm 83% tỷ lệ hộ nghèo trong huyện, nạn đói giáp hạt vẫn xảy ra ở một số vùng và vẫn còn 579 hộ dân (chiếm tỷ lệ 15,4% hộ dân tộc thiểu số) thiếu đất sản xuất.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, với tổng diện tích tự nhiên 29.688 ha, chia thành 2 vùng (miền núi và đồng bằng), trong đó chiếm 64,2% là đồi núi, 34% là gò đồi thấp và chỉ chiếm 2,1% là đồng bằng. Do kiểu địa hình nói trên, loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn là đất xám và trơ sỏi đá, tầng đất mỏng dễ bị xói mòn và nghèo dinh dưỡng, dẫn đến giá trị sản xuất nông nghiệp thấp, chỉ đạt 4,2 triệu đồng/1ha. Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa chỉ có 1.578 ha, chiếm tỷ lệ 21,29%; đáng nói là việc phân bổ không đều, các xã miền núi đều có diện tích trồng lúa nước rất ít như: Phước Chiến (12ha), Phước Kháng (65 ha). Tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra cộng với đất đai bạc màu và thiếu sự đầu tư nên năng suất cây lúa không cao, năng suất bình quân chỉ đạt 26,4 tạ/ha. Những năm gần đây nhờ hưởng lợi từ các hồ chứa nước Sông Trâu, Ma Trai và các công trình thủy lợi nhỏ khác, nhân dân các xã Công Hải, Lợi Hải và Bắc Sơn đã mở rộng diện tích trồng cây lúa nước lên 929 ha, đạt năng suất bình quân 43 tạ/ha nhưng với các xã miền núi khác vẫn chưa có gì thay đổi.
M
hững mục tiêu vươn tới
Trước thực trạng nêu trên, Huyện ủy Thuận Bắc đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010 nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân miền núi một cách bền vững. Cụ thể về lĩnh vực kinh tế, phấn đấu ổn định mức lương thực bình quân 350kg/người/năm; trên 70% dân số có mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/năm; giảm hộ nghèo còn dưới 30%, cơ bản không còn hộ đói và xoá 100% nhà tạm bợ, dột nát. Theo thống kê của UBND huyện Thuận Bắc, hiện nay trên địa bàn vẫn còn 5.142 ha diện tích đất chưa sử dụng (chiếm tỷ lệ 17,32% trong tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 429,29 ha, tập trung ở các xã Bắc Sơn (216 ha), Lợi Hải (126 ha), Công Hải (78 ha) và đất đồi núi chưa sử dụng là 3.472 ha, chủ yếu là đất sườn đồi khô hạn và xen với đá tảng. Để khai thác tiềm năng đất chưa sử dụng, giải quyết cơ bản về đất sản xuất cho nhân dân miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thuận Bắc sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ Bà Râu để phục vụ nước tưới cho 350ha, khai hoang các vùng đất hưởng lợi các hồ Sông Trâu, Ma Trai, Ba Tri; vận động và có chính sách để đảm bảo các hộ dân tộc thiểu số đều có đất sản xuất trong quỹ đất khai hoang hưởng lợi từ các công trình thủy lợi.
Cùng với các mục tiêu trên, Huyện ủy Thuận Bắc đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, trong đó chú trọng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo đó phải từng bước xây dựng phương thức canh tác mới cho nông dân miền núi và vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đẩy mạnh hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các loại cây có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Mía, thuốc lá, bông, điều, cây lương thực, cây ăn quả… Đối với thế mạnh chăn nuôi miền núi, sẽ phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, hình thành trang trại vừa và nhỏ kết hợp với chăn nuôi bán thâm canh, gắn với trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn. Đến năm 2010 sẽ phát triển tổng đàn gia súc bao gồm 17.000 con bò và 25.000 con dê, cừu. Bên cạnh đó, xác định đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cũng là tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Huyện ủy Thuận Bắc đã đặc biệt quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi, sẽ phấn đấu đến năm 2010 có 100% xã miền núi có trường lớp kiên cố, trường trung học cơ sở và vào năm 2008 sẽ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Huyện ủy Thuận Bắc đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Trong đó nhấn mạnh tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên cả về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và trình độ học vấn, chuyên môn; phấn đấu đến năm 2010 có 100% cấp ủy viên các xã miền núi tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn. Đây là nhân tố rất quan trọng, không chỉ giúp nâng cao năng lực lãnh đạo của các Tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới mà còn tạo tiền đề cho phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực địa phương, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong thời kỳ hội nhập.
Bạch Thương. Báo Ninh Thuận. - Số 1525
Văn hoá – Du lịch
Nhà Văn hoá Thanh thiếu nhi xã Phước Chiến:
CÔNG TRÌNH THANH NIÊN – TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA CỬ ĐẸP CỦA TUỔI TRẺ
Từ ý tưởng đến triển khai thực hiện và hoàn thành, Nhà văn hoá Thanh-Thiếu nhi xã Phước Chiến là món quà ý nghĩa, thể hiện tinh thần trách nhiệm và nghĩa cử đẹp của tuổi trẻ tỉnh nhà dành cho xã Phước Chiến (Thuận Bắc). Càng ý nghĩa hơn, khi công trình được bàn giao vào đúng ngày khai mạc Đại hội Đoàn Thanh niên toàn tỉnh lần thứ IV.
Từ ý tưởng
Trong kháng chiến Phước Chiến là căn cứ cách mạng, người dân một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Bước ra khỏi chiến tranh, thời gian qua tỉnh ta cũng dành nhiều quan tâm vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; các chính sách ưu đãi để đồng bào xã Phước Chiến có nhiều điều kiện phát triển KT-XH. Thế nhưng, hiện nay đời sống đồng bào xã Phước Chiến vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, thiếu thốn về nơi sinh hoạt cho thanh-thiếu nhi ở đây. Làm sao để có một Nhà văn hoá dành làm nơi sinh hoạt hội họp, vui chơi giải trí cho thanh-thiếu nhi trong xã? Ước mơ cháy bỏng của tuổi trẻ Phước Chiến cũng là điều day dứt, trăn trở đối với những cán bộ Đoàn! Để có kinh phí xây dựng, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đề xuất sáng kiến: kêu gọi tuổi trẻ tỉnh nhà tình nguyện đóng góp. Và qua đó đã nhận được sự ủng hộ tích cực của tuổi trẻ trong toàn tỉnh. Chưa đầy 6 tháng, từ khi kêu gọi 26-3- 2007, đến tháng 8-2007, tuổi trẻ tỉnh nhà đã đóng góp 150 triệu đồng để xây dựng Nhà văn hoá thanh thiếu nhi Phước Chiến.
“Công trình lao động xã hội chủ nghĩa”
Đi vào thực hiện, mới phát sinh ra nhiều vấn đề. Muốn xây được một khu vui chơi sinh hoạt văn hoá phải mất trên 200 triệu đồng, còn thiếu 50 triệu đồng - một số tiền không nhỏ. Không lẽ đành bó tay! Sau những tính toán, cùng với sự góp ý và nhất trí của nhà thầu, một quyết định táo bạo bất ngờ nhưng đầy tính sáng tạo của tuổi trẻ, huy động lực lượng ĐVTN tình nguyện tham gia vào xây dựng công trình. Đúng 7 giờ, ngày 8-9-2007, lệnh khởi công được phát động. Có mặt tại công trường mới cảm nhận được hết không khí vui mừng, phấn khởi của tất cả mọi người, từ lãnh đạo Tỉnh Đoàn, huyện Thuận Bắc, đến người dân xã Phước Chiến. Công trình được xây trong ánh mắt, niềm tin.
Đảm nhận phần thiết kế và thi công công trình là Công ty Gia Viễn. Để trúng thầu được công trình này, Công ty Gia Viễn cũng phải đưa ra những điều kiện “lạ lùng”, mà không có một công ty xây dựng nào muốn. Chủ đầu tư được tham gia vào xây dựng; công ty không tính chi phí thiết kế, giám sát kỹ thuật; tiền công công trình hạ xuống mức thấp nhất; luôn huy động tối đa nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề và phục vụ thi công công trình. Hỏi ra mới biết, Giám đốc Công ty Gia Viễn, nguyên là một cán bộ Đoàn, khi biết được mục đích tốt đẹp của tuổi trẻ tỉnh nhà, đã bằng nhiều cách tiếp cận để được đấu thầu nhận thi công và góp một ít sức mình vào công trình ý nghĩa này.
Tỉnh Đoàn đã huy động gần 500 lượt ĐVTN-thanh niên tình nguyện tham gia vào xây dựng công trình. Các đội tình nguyện
chủ động, sáng tạo phụ giúp những phần việc nhằm giảm tối đa những cản trở, vướng mắc cho đơn vị thi công. Từ trung tâm xã vào Nhà văn hoá cách 20m, không có đường, để tạo điều kiện thuận lợi khi công trình xây xong, có đường vào, Ban chỉ huy công trình đã quyết định làm đường. Trong 2 ngày 14, 15-9, dưới sự chỉ huy của một số “kỹ sư bắt buộc”, hàng trăm “công nhân cầu đường” đã hăng say làm việc. Tiếng nói, tiếng cười, lời ca tiếng hát của tuổi trẻ, làm dịu mát đi khí trời oi bức, khắc nghiệt vùng núi Phước Chiến. Không chỉ có thanh niên tình nguyện, mà cả người dân xã Phước Chiến cũng xắn tay vào phụ giúp. Người cuốc, người đào, người khiêng đất đá, không khí khẩn trương thúc giục. Lâu lắm rồi, mới bắt gặp lại hình ảnh “Công trình lao động xã hội chủ nghĩa”. Con đường dài gần 20m, rộng 6m, được làm thẳng băng kiên cố, với gần 100m³ đất, đá được đắp lên.
Trong lao động, những ý tưởng hay luôn được nghiên cứu và áp dụng vào. Tại sao làm đường, xung quanh trung tâm cả diện tích rộng lớn không có bóng cây che mát.
Tại sao lại không trồng cây xanh? Ý tưởng hay? Thực hiện! Cấp tốc liên hệ với các Ban quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp, hơn 1.000 cây xanh: cóc hành, neem, xà cừ… được chuyển đến. 100 tình nguyện viên trở thành những “công nhân trồng rừng”. Trên diện tích khuôn viên 5.000m² của Nhà văn hoá Thanh Thiếu nhi Phước Chiến, chỉ vài năm nữa sẽ rợp bóng mát, tạo nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí không riêng gì cho thanh thiếu nhi mà còn người dân trong xã.
Trong ngày 17-10 sắp tới công trình sẽ được cắt băng khánh thành bàn giao cho xã Đoàn Phước Chiến. Từ đây, mong ước của Thanh thiếu nhi xã Phước Chiến đã trở thành hiện thực. Họ sẽ được sinh hoạt, vui chơi ngay trong ngôi nhà có phần công sức của họ và cả tuổi trẻ tỉnh nhà. Tạm biệt công trình, chúng tôi ghi lại được đó là tình cảm, lưu luyến, chia sẻ cảm thông trong mắt mỗi người tham gia vào công trình nơi đây.
Nguyễn Xuân Bính. Báo Ninh Thuận. -Số 1530
ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRẠM TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY XÃ BẮC SƠN - HUYỆN THUẬN BẮC.