VIỆT NAM
Nhân kỷ niệm 63 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, tối 18-12, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề Phan Rang (TT) tổ chức Đêm giao lưu văn nghệ. Các thầy, cô giáo, học sinh đang công tác, học tập tại TT; Đoàn Thanh niên phường Đài Sơn; các đồng chí trong lực lượng tự vệ Cụm 3 (PR-TC) đã mang đến đêm giao lưu nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, có nội dung ngợi ca người lính, đất nước, quê hương Ninh Thuận…
Được biết, ngoài tổ chức giao lưu văn nghệ, dịp này, TT còn tổ chức viết báo tường về chủ đề LLVT, Dân quân tự vệ; thi đấu bóng bàn, bóng đá mi ni.
inh Thuận - vùng đất của Nắng, của Gió và những Đồi cát ngút ngàn bụi tung mờ ảo bên cạnh những bãi biển xinh đẹp ngàn đời sóng vỗ và những truyền thuyết dân gian bí ẩn.
Sau Lễ hội Ka Tê năm 2000, Ninh Thụân đẹp ngỡ ngàng trong mắt du khách với những ngôi tháp Chăm uy nghi trường tồn cùng năm tháng, các lễ hội truyền thống, sản phẩm thủ công
mỹ nghệ của người Chăm cùng vẻ đẹp nao lòng của bờ biển Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy.
Lượng khách đến Ninh Thuận mấy năm gần đây tăng trưởng nhanh. Năm 2002, Ninh Thuận đón hơn 110.000 lượt khách, doanh thu 76 tỉ đồng, thì năm 2006 đạt 300.000 khách, doanh thu 150 tỉ đồng.
Biển Ninh Chữ hoang sơ với một khách sạn cũ kỹ năm nào giờ đã có ba khu du lịch: Sài Gòn - Ninh Chữ, Hoàn Cầu và Đen Giòn với nhiều dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu thể thao, vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách.
Dưới bóng giàn hoa tigôn, ông Lê Văn Huy, chủ nhân Khu du lịch Hoàn Cầu nói giản dị: "Vào Sài Gòn, thấy trẻ em ngày nghỉ được cha mẹ đưa đi chơi Đầm Sen, Suối Tiên nghĩ buồn cho trẻ con quê mình
sao mà cực. Phải làm gì để chúng có chỗ vui chơi, khỏi bỡ ngỡ khi đến thành phố lớn".
Trên diện tích 8 ha của khu du lịch Hoàn Cầu, ông dành hẳn một khu vui chơi cho trẻ em. Cả khu du lịch như có một bàn tay siêu nhiên nghịch ngợm mang những gốc cây cổ thụ khổng lồ, xù xì hàng trăm năm tuổi sắp đặt lên bãi biển, rồi đội lên đó những chiếc nón to lớn đủ che chắn cho một căn phòng hiện đại, tiện nghi.
Sự phong phú trong kiểu dáng, vẻ lịch lãm trong cách bài trí, trang thiết bị sinh hoạt hiện đại nhưng ấm cúng tạo nên cảm giác lạ lẫm, hấp dẫn du khách.
Cùng với Hoàn Cầu, 2 khu du lịch Sài Gòn - Ninh Chữ và Đen Giòn đã khoát lên bãi biển Ninh Chữ màu xanh mát của những thảm cỏ tỉa tót công phu; những hồ nước long lanh với nhiều kiểu dáng được trang trí bởi những diềm hoa rực rỡ ven bờ.
Văn hoá – Du lịch Ai đã từng sống đủ đầy tiện nghi ở thành
phố sẽ không khỏi thích thú được một đêm thư giãn với gió, với sóng rì rào trong những chiếc lều bạt trên bãi biển Ninh Chữ.
Cách Ninh Chữ chừng 5 km là đồi cát di động Phước Dinh, Nam Cương, đồi cát đỏ Phước Hải với những đụn cát mịn màng, nhấp nhô chạy dọc bờ biển.
Các nhà địa chất người thì cho rằng do quá trình phong hoá, vận chuyển đá bazan từ cao nguyên Trung phần xuống, người lại tìm nguyên nhân ở quá trình phong hoá các loại cát kết có chứa hàm lượng ô xít sắt cao...
Còn tôi, chỉ biết rằng những đồi cát vẫn trường tồn để mỗi khi vầng dương ngả dần về phía cuối trời, những cồn cát cứ rực đỏ ánh ráng chiều, cứ lượn cong mình trước gió làm duyên, làm dáng cho biển bờ Ninh Thuận.
Và như từ cổ tích bước ra, những thiếu nữ Chămđầu đội bình nước, uyển chuyển vẽ những hàng dấu chân nho nhỏ xinh xinh cùng chiếc bóng đổ dài trên đồi cát xa dần, xa dần rồi mất hút trong đồi cát mênh mông. Khách lãng du như lạc vào xứ sở kỳ ảo của câu chuỵên nghìn lẻ một đêm.
Chiều chiều, một đĩa dông nướng, hay gỏi dông, bánh tráng mè, ớt xắt lát, nhâm nhi vài ly rượu, đủ để du khách giải mỏi sau một ngày lội cát. Anh bạn đồng nghịêp nói: Cái món gỏi này ở Ninh Thuận có mùi đặc biệt là nhờ xoài dông. Đó là thứ xoài dại trên rừng, quả nhỏ, hạt lớn, chỉ dùng để làm gỏi dông, người ta gọi mãi thành xoài dông. Bây giờ, chỉ hơn một giờ ô tô, du khách đã lạc bước vào khu rừng nguyên sinh ở vịnh Vĩnh Hy, rồi lênh đênh cùng sóng biển, thả hồn vào trời nước mênh mông, chiêm ngưỡng những rạn san hô tuyệt đẹp và hoang sơ ngay cửa vịnh.
Ngành du lịch Ninh Thuận đầu tư 10 tỉ đồng xây dựng một bãi tắm trong quần thể sinh thái vịnh Vĩnh Hy. Tour du lịch Vĩnh Hy nối với Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa và suối Lồ Ồ, vùng chiến khu xưa có chiếc cầu treo thơ mộng, rồi bãi Cà Tiên, bãi Chà Là, bãi Rạng, bãi Đá Vách...hợp thành một dải các bãi tắm hoang sơ, tuyệt đẹp tiếp giáp với Cam Ranh.
Nghề làm gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm bây giờ ăn nên làm ra nhờ du lịch phát triển. Những bàn tay khéo léo của nghệ nhân Làng gốm Bầu Trúc ngày nào chỉ biết làm nồi, niêu, ấm đất với giá mỗi ngày công chưa được mười lăm ngàn đồng thì bây giờ đã biết làm gốm mỹ nghệ với giá bán gấp mấy chục lần.
Người Chăm không đắp lò nung gốm, mà dùng rơm, củi khô chất thành đống rồi đốt. Phải tận mắt nhìn những nghệ nhân chân đất như bà Đàng Thị Phan làm gốm mới cảm nhận hết nghệ thuật làm gốm cổ của người Chăm, mới ngấm được những điều gửi gắm qua tác phẩm của mình. Người Chăm không làm gốm bằng bàn xoay.
Đất sét sông Quao trộn với cátđặt lên bàn kê rồi vừa đi vòng tròn vừa nắn con đất cho đều. Mỗi một vòng bước chân đi qua, sản phẩm gốm lại cao thêm một chút. Khi người thợ dừng bước thì cũng là lúc cái bình, cái chum đã thành hình. Màu trang trí mặt gốm từ đất thổ hoàng, trái dông và trái thị.
Hoa văn trên thân gốm được vẽ bằng cái lượt hoặc vỏ sò, hình ảnh cũng đơn giản, thô mộc nhưng du khách rất ưa chuộng. Ở TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng...cái thô mộc của gốm mỹ nghệ Bầu Trúc đã góp phần làm phong phú thêm các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Cuộc sống của người làm gốm Bầu Trúc nhờ vậy cũng khá hơn xưa.
Đến Ninh Thuận, được chiêm ngưỡng những ngôi tháp Chăm cổ kính cùng vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ Chăm trong bộ trang phục truyền thống ngồi xe chỉ đưa thoi dệt thổ cẩm, hay trong bộ váy dài chấm gót, dãi khăn thổ cẩm nhiều màu sắc, đội vò nước trên đầu băng qua đồi cát mà không phải nhờ đến đôi tay khéo đan dệt kia vịn giữ, được nghe những làn điệu dân ca, xem những điệu múa Chăm Pa do những cô gái như vừa bước ra từ pho tượng cổ biểu diễn, có lẽ với du khách sẽ không còn gì ấn tượng hơn nữa. Nhà thơ người Chăm- Inrasara thật có lý khi anh viết thế này trong bài thơ “Ngụ ngôn của đất”:
“Một ánh nhìn của cha
Nửa nụ cười của mẹ
Và hai bàn tay diệu vợi của em.
Giữa mênh mông màu nắng quê hương.
Hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa.”
Người chưa đến Phan Rang thì mơ một lần được nguyện cầu dưới chân tháp cổ. Còn tôi, đã bao lần đứng lặng, đếm từng sợi nắng vàng chải trên ngọn tháp, mong sao khi trùng tu, người ta vẫn giữ mãi nét rêu phong trên tháp cổ để du khách khỏi phải ngỡ ngàng mỗi dịp đến với Phan Rang.
Du lịch Ninh Thuận đang chuyển mình với hàng loạt dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. Những cái bắt tay giữa lãnh đạo chính quyền Ninh Thuận với TP HCM, Khánh Hòa, Lâm Đồng đang trở thành hiện thực.
Đến nay, Ninh Thuận có 26 dự án du lịch, tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng, trong đó có sân golf 18 lỗ của Sài Gòn tourist (150 tỉ đồng), Khu du lich Bình Tiên (550 tỉ); Khu du lịch Mũi Dinh (650 tỉ), Khu
du lịch nghỉ dưỡng NHNN- PTNT Việt Nam, Hoàn Mỹ Spa...
Bà Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cười thật tươi khi gặp lại chúng tôi tại mùa Katê mới đây: "Dân Ninh Thuận bây giờ không gọi Yoni là cái cối xay nữa đâu nhé.
Các anh xem, có thể tin là Ninh Thụân sẽ đi lên bằng du lịch được chưa?". Quen bà từ hồi bà còn là Giám đốc Sở Thương mại- Du lịch, tôi biết bà chỉ hỏi cho có hỏi vậy thôi.
Bởi để người dân không gọi Yoni trong tháp Chăm là cái cối xay, chính quyền và ngành du lịch Ninh Thụân đã tốn không ít công sức và tiền bạc để tuyên truyền quảng bá, bảo vệ những giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của một vùng đất, là làm đường, làm điện, là chuyển giao kỹ thuật, lai tạo giống nho, giống cừu, là phá những lều quán tạm bợ trên bãi biển để xây Resort, xây khách sạn hai, ba sao, mua tàu đáy kính đưa khách đi lặn biển xem san hô, tổ chức những lễ hội văn hóa du lịch... Trên Con đường Di sản miền Trung, xin hãy một lần "Về miền Tháp nắng".
Theo VOV http://home.netnam.vn/live/FrontPage0
Văn hoá – Du lịch
hiều hướng dẫn viên du lịch nói vui, Cà Ná như một cô gái thật đa tình, quyến rũ biết bao lữ khách trên con đường thiên lý Nam - Bắc. Còn các nhà làm du lịch xem Cà Ná là điểm dừng chân tắm biển, ngắm cảnh, ẩm thực khá lý tưởng cho du khách.
Nếu như lộ trình từ thành phố Phan Thiết đến Cà Ná dài 114 km, qua hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong đầy nắng gió khô cằn, thì đến đoạn giáp ranh Bình Thuận - Ninh Thuận bất chợt biển Cà Nà hiện ra bao la, du khách phải trầm trồ quá đẹp và không ai có thể làm ngơ với cảnh đa tình như thế.
Ít bờ biển nào ở Việt Nam đẹp kỳ lạ như nơi đây. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non…, cộng với các tuyến đường giao thông uốn luợn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục. Nếu đứng ở độ cao nào đó du khách sẽ thấy, ở đây có đoạn biển chỉ cách đường bộ 5 mét, đường bộ cách đường sắt 5 mét, đường sắt cách núi cũng 5 mét.
Các nhà kinh doanh du lịch đánh giá, Cà Ná có đủ các yếu tố lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch leo núi, khám phá, du lịch biển, hải đảo. Nước biển Cà Ná xanh thẳm. Chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, ở độ sâu chỉ 1-1,5 mét, du khách đã thấy được các rạn san hô rất đẹp. Bãi tắm ở đây trải xa, cát trắng tinh anh, sạch sẽ. Người ta nói những ghềnh đá hoa cương đã điểm xuyến cho nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, hang Giếng Đục…, như trêu chọc những ai thích phiêu lưu vào hang động.
Hòn Lao Câu (hay còn gọi hòn Rau Câu, thuộc tỉnh Bình Thuận) nằm cách Cà Ná chừng 10 km về phía nam. Ốc đảo nguyên sơ này có nhiều loài chim và hải sản quý, đặc biệt là loại ốc nhảy rất ngon. Hằng năm ở đảo, ngư dân còn tổ chức lễ hội cầu ngư, thu hút hàng trăm người từ đất liền ra thăm đảo. Hiện nay công ty du lịch Bình Thuận và khách sạn Cà Ná, Hải Sơn đã tổ chức đưa khách ra hòn Lao Câu, câu cá, cắm trại hay ngủ qua đêm.
Dãy núi nằm sát bên quốc lộ 1A. Nếu leo núi bạn nên kết hợp với viếng chùa (từ khách sạn Hải Sơn nhìn lên núi có một ngôi chùa nhỏ u tịch, nằm cheo leo trên lưng chừng núi). Từ độ cao của chùa, du khách phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh biển trời Cà Ná tuyệt đẹp.
Báo: Sài Gòn Tiếp Thị http://www.ninhthuantourist.com.vn/ThangCanh.asp?id=29 N