GIẢI BÀI TOÁN NHÂN LỰC CHO NGÀNH Y TẾ ầu tháng 9 vừa qua, Đề án Chế

Một phần của tài liệu TTTL_NT_so4_07 (Trang 46 - 48)

ầu tháng 9 vừa qua, Đề án Chế

độ khuyến khích cán bộ y tế giai đoạn 2007-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Điều đó thể hiện sự quan tâm của tỉnh nhằm thu hút nguồn nhân lực tạo điều kiện cho ngành Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cùng với chính sách đãi ngộ của tỉnh, ngành Y tế cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có như vậy mới từng bước khắc phục “áp lực” tình trạng thiếu thầy thuốc hiện nay.

Cần trên cả ngàn cán bộ y tế

Trong những năm qua, cùng với sự đi lên của xã hội ngành Y tế tỉnh ta đã có bước phát triển khá mạnh. Hiện nay, mạng lưới y tế đã hình thành ở cả 3 cấp và hoạt động rất hiệu quả tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ngoài 3 bệnh viện, tuyến tỉnh còn có một bệnh viện khu vực và các trung tâm chuyên khoa: mắt, da liễu, y tế dự phòng, sốt rét, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiểm nghiệm mỹ phẩm - dược phẩm. Tuyến y tế cơ sở mỗi huyện, thành phố đều có trung tâm y tế, phòng y tế và 61 trạm y tế xã, phường. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh ngày một tăng, nguồn nhân lực mới bổ sung không nhiều nên từ nhiều năm qua ngành Y tế luôn trong tình trạng thiếu cán bộ, nhất là thầy thuốc có trình độ cao. Toàn ngành có 1.332 CBCNV, trong đó trình độ đại học và trên đại học 316 người, chiếm 22,3%. Hiện nay ở tỉnh ta cứ 10.000 dân có 22,6 cán bộ y tế, thấp hơn bình quân chung của cả nước đến 2,4 cán bộ y tế; trong đó có 4,8 bác sĩ trên 10.000 dân, (tỷ lệ này cả nước là 5,88). Theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến

năm 2010 và tầm nhìn 2020 thì từ nay đến năm 2010 ngành Y tế tỉnh ta còn thiếu đến 1.132 cán bộ y tế, riêng năm 2008 là 292 người, chủ yếu là bác sĩ và chức danh chuyên môn sau đại học. Đơn vị thiếu cán bộ y tế nhiều nhất là Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Là bệnh viện loại 2, có quy mô 500 giường bệnh, hiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới có 492 biên chế, như vậy so với quy định đơn vị còn cần đến 242 cán bộ y tế. Phòng Y tế huyện Ninh Phước quản lý 15 trạm y tế xã, thị trấn hiện có 82 cán bộ y tế đang công tác, số biên chế cần có là 115 người. Một thực tế cho thấy trong những năm qua ngành Y tế được đầu tư khá mạnh cho lĩnh vực cơ sở vật chất. Tuy nhiên do thiếu nguồn nhân lực, nhất là các chức danh chuyên môn trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư nên chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trang, thiết bị hiện đại được đầu tư và vì vậy chất lượng điều trị bệnh, nhất là các bệnh nặng chưa ngang bằng với các tỉnh lân cận trong khu vực. Thời gian qua, dư luận phản ánh nhiều về tinh thần thái độ phục vụ của thầy thuốc tại các cơ sở y tế nhà nước. Nguyên nhân một phần cũng bắt nguồn từ việc thiếu nhân lực dẫn đến thầy thuốc phải làm việc quá tải nên có lúc có nơi thái độ ứng xử với người bệnh chưa thật chu đáo. Mảng y học cổ truyền có vai trò rất lớn trong việc kết hợp cùng tây y nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng với lý do thiếu nhân lực nên chưa triển khai hiệu quả ở các bệnh viện, trạm y tế. Toàn ngành hiện chỉ có 18 y, bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền, trong khi đó nhu cầu đến năm 2010 là 92 người.

“Trải thảm” đón nhân lực

Một tin vui đến với ngành Y tế đó là ngày 11-9-2007, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án Khuyến khích cán bộ Y tế về công tác

Giáo dục – Y tế tại tỉnh Ninh Thuận. Đề án này sẽ thực hiện

trong thời gian từ nay đến năm 2010. Mặc dù đến năm 2010 các cơ sở y tế cần đến 1.131 thầy thuốc, trong đó có cả trung cấp, đại học và trên đại học. Tỉnh đã phê duyệt Đề án thành lập trường Trung cấp Y tế đây là cơ sở để ngành có điều kiện thuận tiện đào tạo mới và đào tạo lại trình dộ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc. Hiện nay, ngành đang liên kết với các trường ở Khánh Hoà và Bình Thuận để đào tạo thầy thuốc có trình độ trung cấp. Tuy nhiên tỉnh ta vẫn không đủ điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao từ bác sĩ trở lên. Vì vậy đề án mà tỉnh phê duyệt khuyến khích với tất cả các đối tượng trong và ngoài tỉnh có trình độ chuyên môn về y khoa từ đại học đến giáo sư về công tác tại tỉnh (trừ người có hộ khẩu ngoài tỉnh hiện đang công tác trong ngành Y tế Ninh Thuận). Chế độ đãi ngộ trợ cấp ban đầu 40 triệu đồng với những học hàm, học vị: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 30 triệu đồng với thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và 20 triệu đồng với bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật viên cao cấp hệ chính quy. Ngoài ra những đối tượng trên được ưu tiên giao đất làm nhà ở có thu tiền nếu có nhu cầu. Cùng với chế độ đãi ngộ những đối tượng trên phải có trách nhiệm làm việc ít nhất là 5 năm tại tỉnh, đối với sinh viên mới ra trường là 6 năm và thực hiện theo sự phân công của ngành y tế. Theo kế hoạch của ngành Y tế nguồn nhân

lực thu hút trước mắt bổ sung cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh để giải quyết tình trạng quá tải công việc từ nhiều năm qua.

Một thực tế hiện nay cho thấy số lượng bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo từ các trường đại học y trong cả nước hàng năm không tăng nhưng mạng lưới y tế nhà nước và các bệnh viện tư nhân trong nước phát triển mạnh do vậy nguồn cung nhân lực có trình độ cao luôn thấp hơn cầu. Thực trạng thiếu hụt cán bộ y tế không chỉ diễn ra ở tỉnh ta mà ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Việc ban hành chế độ khuyến khích thầy thuốc về công tác của tỉnh ta là việc làm đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên do sự thiếu hụt nguồn nhân lực ở tỉnh ta là rất lớn, trong khi đó nguồn ra từ các trường đại học y không nhiều nếu chỉ trông chờ vào nguồn lực này thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành Y tế trong thời gian đến. Vì vậy cùng với chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, ngành Y tế cần xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực với tầm nhìn xa, chú trọng đến nguồn nhân lực mới tại tỉnh nhà. Hằng năm, ngành cũng nên tham gia vào việc hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông để các em tham gia dự thi vào học các trường Đại học Y. Bên cạnh đó cần có chính sách luân chuyển cán bộ y tế về cơ sở có như vậy người dân ở vùng nông thôn, vùng xa có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

Thu Thủy. Báo Ninh Thuận. -Số 1540

Trên 130 cán bộ công đoàn được tập huấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Ngày 12-11-2007, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em mới lớp tập huấn “Kỹ năng tuyên truyền, vận động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản” cho trên 130 cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công của một số CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh.

Qua lớp tập huấn nhằm giúp học viên nắm vững kiến thức về chăm sóc SKSS; công tác truyền thông, vận động đoàn viên công đoàn chủ động trong việc thực hiện KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Một phần của tài liệu TTTL_NT_so4_07 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)