gắn liền với quá trình thành lập làng. Đối với người dân ở đây, ngôi đình không chỉ là không gian thu hẹp của làng quê, nơi thường diễn ra các cuộc họp quan trọng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của người dân.
Dẫu đi xa nơi đâu, mỗi năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người dân Vạn Phước khắp nơi lại về dự hội làng, để tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công khai hoang mở đất và những đứa con đã ngã xuống để tô thắm thêm truyền thống của quê hương cách mạng. Và tự ngàn xưa, lời ca dao đằm thắm được cất lên bởi hình ảnh mái đình, luỹ tre xanh đã gắn bó như máu thịt với con người Việt Nam:
“ Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương đình bấy nhiêu”
Nét văn hoá độc đáo ở Đình Vạn Phước là cứ mỗi dịp xuân về, các bậc cao niên trong làng lại đến đình. Họ coi đó như là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu được. Họ đến để làm lễ Khai Giêng, cầu mong cho một năm mới yên vui thịnh vượng. Và trải qua bao mưa nắng, Đình làng Vạn Phước vẫn còn tồn tại với thời gian.
Đình làng Vạn Phước còn là một công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị cao so với các đình làng khác trong tỉnh, dẫu không bề thế, nhưng nét chạm khắc về đề tài long, lân, qui, phụng, thể hiện được tài
năng của các thế hệ đã qua. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm thêm cho ngôi đình thêm đẹp và sắc sảo. Qua bàn tay điêu luyện của mình, các nghệ nhân chạm khắc những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình. Từ những khúc gỗ vô tri và nặng nề, đã biến thành những hình ảnh sinh hoạt dân gian sinh động, cảnh lưỡng Long chầu
nguyệt, lưỡng Long tranh châu... Nhìn chung, cách trang trí của Đình làng Vạn Phước mang đậm nét văn hoá đời Nguyễn. Bởi, những ghế án, sắc phong của các đời vua Tự Đức và Khải Định vẫn còn lưu giữ đến hôm nay.
Đình làng Vạn Phước còn gắn liền với bao chiến công của đội du kích tỉnh nhà và phong trào cách mạng của Đảng bộ huyện Ninh Phước. Tại Đình làng Vạn Phước năm 1931 lần đầu tiên cờ búa liềm của Đảng cộng sản Việt Nam phất phới tung bay trong gió. Căn hầm bí mật và ô cửa sau ghế án là nơi cán bộ cách mạng về họp bí mật và ẩn nấp mỗi khi bị giặc pháp truy lùng. Sân đình cũng là nơi tập trung nhân dân trong thôn Vạn Phước tham gia mit ting khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Và xưởng công binh của tỉnh cũng thành lập tại đây để