Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Các yếu tố bên trong

Thứ nhất là nhận thức của công chức: Đây là yếu tố cơ bản và quyết

định nhất tới chất lƣợng của mỗi công chức nói riêng và công chức cấp xã nói chung, bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con ngƣời. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngƣợc lại. Nếu ngƣời công chức nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lƣợng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo,

bồi dƣỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phƣơng pháp làm việc có hiệu quả, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ngƣợc lại, khi ngƣời công chức còn xem thƣờng những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, họ sẽ thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thƣờng xuyên rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tƣ, tự lợi, tƣ tƣởng cục bộ, địa phƣơng; phai nhạt lý tƣởng, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với nhà nƣớc.

Thứ hai là cơ cấu tổ chức bộ máy: Chất lƣợng công chức trong thời kỳ

mới đòi hỏi phải có số lƣợng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính hợp lý đƣợc biểu hiện ở sự tinh giảm hợp lý, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy đƣợc hết năng lực, sở trƣờng của mình, có thể đảm đƣơng tốt công việc đƣợc giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất. Một bộ máy cồng kềnh, một đội ngũ công chức quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dƣ thừa, lãng phí nhân lực dẫn đến dựa dẫm, ỷ nại, không tạo đƣợc động lực làm việc cho mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ, tạo nên tính năng động, sáng tạo, sự phối hợp nhịp nhàng và hài hòa trong các hoạt động công vụ.

Thứ ba là môi trường làm việc: Đây là nhân tố quan trọng có ảnh

hƣởng lớn tới chất lƣợng của công chức. Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con ngƣời. Một môi trƣờng làm việc mà ở đó công chức có đức, có tài đƣợc trọng dụng, đƣợc cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽ tạo đƣợc tâm lý muốn vƣơn lên, thực hiện các công việc đạt chất lƣợng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để đƣợc

công nhận và sử dụng. Ngƣợc lại, nếu một môi trƣờng công tác không có sự cạnh tranh lành mạnh, nhân tài thực sự không đƣợc trọng dụng, dựa vào các mối quan hệ để thăng tiến thì sẽ không tạo đƣợc tâm lý muốn cống hiến của công chức.

Thứ tư, công cụ và phương tiện làm việc của đội ngũ công chức cấp xã: Công cụ và phƣơng tiện làm việc luôn là một yếu tố quan trọng giúp cho việc nâng cao năng suất lao động. Chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã không chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng lực mà còn phụ thuộc vào phƣơng tiện kỹ thuật. Mỗi vị trí công tác cần đƣợc trang bị một hệ thống phƣơng tiện và điều kiện làm việc khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)