7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
Thứ nhất là quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương: Trong giai
đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nƣớc ta đang quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền chủ nghĩa; việc xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lƣợng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc. Do đó, chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã chịu sự điều chỉnh từ quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc nói chung và địa phƣơng nói riêng. Đó chính là định hƣớng để đội ngũ công chức rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất đạo đức, phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã.
Thứ hai là thị trường lao động: Thị trƣờng lao động là một trong những
yếu tố giúp cung ứng nhân lực cho các cơ quan, tổ chức. Nếu thị trƣờng lao động phát triển và đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất
lƣợng thì sẽ có nhiều ứng viên đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn vào các vị trí công chức cấp xã, thị trấn. Tuyển đƣợc ngƣời đủ tiêu chuẩn vào làm tại vị trí tuyển dụng góp phần nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã. Ngƣợc lại, nếu thị trƣờng lao động không đảm bảo cung ứng về số lƣợng và chất lƣợng các tổ chức phải lại tốn nhiều chi phí đào tạo để phù hợp với yêu cầu công việc.
Thứ ba, trình độ giáo dục quốc gia: Chất lƣợng công chức nói chung
đƣợc thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo, nói cách khác nó đƣợc thể hiện qua năng lực thực hiện công vụ của công chức. Năng lực này có thể có đƣợc thông qua giáo dục - đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Nhƣ vậy có thể thấy, nhân tố này ảnh hƣởng tới chất lƣợng cung ứng nhân lực và ảnh hƣởng gián tiếp tới nâng cao chất lƣợng công chức nói chung và chất lƣợng công chức cấp xã nói riêng.
Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ: Trong giai đoạn nền
kinh tế hội nhập hiện nay, chúng ta đƣợc tiếp cận với các máy móc, công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, các tiêu chí đặt ra đối với công chức cấp xã theo đó cũng đƣợc nâng cao. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì trình độ nhân lực cũng càng phải tăng cao. Nếu không có nhân lực giỏi thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ bị tụt hậu một bƣớc so với các ngành khác.
Thứ năm, điều kiện kinh tế - xã hội: Chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung và chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã nói riêng chịu sự chi phối khá lớn của nhân tố KT-XH. Mối quan hệ giữa chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã và điều kiện KT-XH là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều. Nếu tình hình KT-XH ổn định, tăng trƣởng tốt, việc làm, đời sống đảm bảo sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ công chức cấp xã làm việc, sáng tạo và quan tâm đến nâng cao chuyên môn kỹ thuật. Ngƣợc lại, nếu điều kiện KT-XH khó khăn, việc làm, thu nhập thiếu và thấp, xã hội không ổn định sẽ tác động xấu đến chất lƣợng cuộc sống. Khi đó, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn,
kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội thu hẹp dẫn đến chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã giảm sút.