Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 102 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức

Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chế quy định học tập bắt buộc đối với công chức cấp xã nhƣ trình độ phải đạt đƣợc, thời gian phải hoàn thành, công chức cấp xã phải tự học, tự hoàn thiện các kiến thức còn thiếu; đơn vị, cơ quan có trách nhiệm định hƣớng kiến thức, nội dung cần bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu công việc, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho công chức tham gia các khóa học. Tổ chức đào tạo theo kế hoạch đã đề ra, tập trung đào tạo theo chức danh và vị trí việc làm; thƣờng xuyên bồi dƣỡng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho đội ngũ công chức cấp xã. Lựa chọn một số công chức cấp xã có trình độ, năng lực để gửi đi đào tạo nâng cao và chuyên sâu ở nƣớc ngoài; hình thành đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý. Điều quan trọng là phải xây dựng quy định về đánh giá hiệu quả áp dụng kiến thức đã học vào công tác thực tế của công chức, làm cơ sở để bố trí, sắp xếp cho công chức đúng chuyên môn, năng lực; thực hiện chế độ đãi ngộ để công chức có điều kiện học tập, nâng cao trình độ.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức cấp xã cấp xã

Trong chính sách bố trí, sử dụng công chức cấp xã chú ý phải đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng ngƣời, đúng việc. Cần có chính sách tập hợp công chức, trọng dụng những ngƣời có đức, có tài. Mục đích của việc bố trí, sử dụng công chức cấp xã là nhằm đảm bảo sự phù hợp cao nhất giữa yêu cầu của công vụ và năng lực của ngƣời công chức cấp xã, đảm bảo sự tƣơng xứng giữa công việc và ngƣời thực hiện công việc. Để phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng, kinh nghiệm, của đội ngũ công chức cấp xã cần phải bố trí, sử dụng

các chức danh công chức hợp lý, đúng các tiêu chuẩn quy định cho các chức danh, cần thực hiện tốt một số nội dung:

Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc yêu cầu quy định về tiêu chuẩn của từng chức danh công chức; Kiên quyết không bố trí mới những ngƣời không đủ tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh công chức theo quy định. Kiên quyết loại bỏ những công chức có bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tƣ cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.

Hai là, chính sách bố trí sử dụng công chức phải tạo sự ổn định công

việc một cách tƣơng đối theo hƣớng chuyên môn hoá nhằm phát huy năng lực, sở trƣờng của từng công chức. Mặt khác, các cơ quan quản lý phải thƣờng xuyên quan tâm xem xét bổ sung, điều chỉnh công việc một cách hợp lý hoặc phân công, bố trí lại, luân chuyển giữa các bộ phận để tránh sự nhàm chán, tăng sự hứng thú, phát huy hết khả năng, tạo động lực làm việc cao nhất cho từng công chức thực hiện tốt công việc đƣợc giao.

Ba là, khi giao nhiệm vụ, công việc cho công chức phải gắn trách

nhiệm với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc đƣợc giao.

Bốn là, trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình

đẳng cho mọi công chức. Cơ hội phát triển của công chức là những khả năng thăng tiến có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền nhà nƣớc các cấp. Khi ngƣời công chức nhìn nhận đƣợc những cơ hội thăng tiến trong công việc, thì có động lực làm việc mãnh mẽ để đạt những mục đích của mình.

Năm là, nên luân chuyển những công chức về xã có năng lực, phẩm

chất đạo đức tốt, tránh tình trạng bị đẩy xuống xã, coi cơ sở là điểm dừng chân cuối cùng. Nên ƣu tiên các công chức trẻ có năng lực tốt luân chuyển về

xã, tạo bƣớc đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở cấp xã. Cần làm tốt công tác tƣ tƣởng cho công chức đƣợc luân chuyển, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao giữa nơi công chức đi và nơi công chức luân chuyển đến. Cần đảm bảo chế độ chính sách hợp lý, tạo điều kiện để công chức luân chuyển yên tâm công tác.

Sáu là, phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển công chức. Tiến hành luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lƣỡng, có bƣớc đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hƣởng đến hoạt động của bộ máy ở cấp xã.

Đồng thời cần có chính sách khen thƣởng, kỷ luật kịp thời để động viên, khuyến khích công chức tự giác làm việc, có thái độ phục vụ nhân dân tận tuỵ, thực sự là cầu nối giữa dân với Đảng, giữa dân với bộ máy quản lý lãnh đạo ở xã, thị trấn. Tạo điều kiện về mọi mặt để công chức đã bố trí đúng vị trí phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng để hoàn thành nhiệm vụ một cách cao nhất, đồng thời có sự giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của cả bộ máy; những công chức trong diện quy hoạch đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng sau khi trở về phải đƣợc xem xét bố trí đúng vị trí đã quy hoạch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 102 - 104)