Lịch sử sỏi đường mật Việt Nam

Một phần của tài liệu KHẢO sát tâm lý NGƯỜI BỆNH TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT (Trang 25 - 26)

Ở Việt Nam, năm 1935 tài liệu đầu tiên về bệnh sỏi đường mật được Massias đề cập “Phải chú ý đi tìm sỏi mật ở người Việt Nam, những người nồng độ Cholesterol trong máu không cao”. Ngày 26 tháng 6 năm 1935, Huard P, Đỗ Xuân Hợp[52] thực hiện kỹ thuật chụp đường mật xuyên gan

qua da , tại bênh viện Lanessan Hà Nội , nay là bệnh viện Trung ương quân đội 108, bệnh nhân nhập viện vì vàng da , tiêu chảy, gan to và đau. Đây là lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật chụp hình đường mật xuyên gan qua da tại Viêt Nam cũng là lần đầu tiên trên thế giới. Năm 1937, Tôn Thất Tùng và cộng sự nêu,sỏi đường mật ở Viêt Nam có 2 đặc điểm[53]:

1 Sỏi Cholesterol hiếm so với sỏi hổn hợp và sỏi sắc tố. 2 Sỏi được hình thành từ xác giun đũa.

Từ năm 1955 đến nay nhiều công trình nghiên cứu trên toàn quốc về bệnh sỏi đường mật ở các bệnh viện lớn như Việt Đức, Bach Mai,Trung Ương Huế, Đà Nẵng, Bình Dân, Chợ Rẫy để rút ra những kinh nghiệm trong công tác khám, chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

Sỏi đường mật trở thành chủ đề lớn trong các hội thảo hằng năm của Hội Gan Mật, Hội Ngoại khoa..., ngoài ra còn có những hội thảo của địa phương và bệnh viện về bệnh sỏi đường mật được tổ chức :

Năm 1991 Đai học y dược TP HCM cùng khoa y thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Hậu Giang tổ chức hội thảo chuyên đề về bệnh gan mật. Năm 1997 cùng bệnh viện đa khoa Đồng Tháp cũng tổ chức hội thảo về chuyên đề này.

Một phần của tài liệu KHẢO sát tâm lý NGƯỜI BỆNH TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT (Trang 25 - 26)