Điều trị sỏi đường mật

Một phần của tài liệu KHẢO sát tâm lý NGƯỜI BỆNH TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT (Trang 27 - 29)

Nội soi mật tụy ngược dòng:Được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ năm 1968 bởi McCune và năm 1969 tại Nhật bởi Oi.

Nội soi cắt cơ thắt Oddi lấy sỏi: Lần đầu tiên năm 1973 bởi Classen tại Đức và Kawai tại Nhật.

Là thủ thuật cắt cơ thắt Oddi giải áp đường mật, lấy sỏi, lấy giun trong ống mật, đặt stent dẫn lưu dịch mật.

Thủ thuật được chỉ định cho trường hợp sỏi nằm ở ống mật chủ, ống gan chung, kích thước không quá 20-30mm, không quá nhiều sỏi. Là thủ thuật tương đối đơn giản, nhẹ nhàng, thích hợp cho người già yếu.

Tuy nhiên vẫn có một số biến chứng không mong muốn có thể xảy ra như chảy máu, thủng ống mật, thủng ruột, nhiễm trùng và viêm tụy cấp.

Tán sỏi điện thủy lực.

Được thực hiện vào năm 1979 bởi Perez. Phương pháp được thực hiện qua các bước :

Bước 1: Đặt dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da. Bươc 2: Nong đường hầm xuyên gan qua da.

Bước 3: Đưa máy nội soi vào đường mật qua đường hầm đó và tiến hành tán sỏi.

Thủ thuật được chỉ định trong các trường hợp sau:

Sỏi trong gan hai bên hoặc một bên mà phần gan tương ứng bị hư hại.

Người bệnh đã phẫu thuật sỏi đường mật, sỏi đường mật ngoài gan không lấy được qua nội soi tá tràng.

Nguy cơ cao trong phẫu thuật. Từ chối phẫu thuật.

Phẫu thuật

Phẫu thuật mở lấy sỏi.

Được thực hiện lần đầu tiên tại New York năm 1889 bởi Robet Abbé [75], tỷ lệ tử vong của sỏi đường mật chính là 10% và tỉ lệ này sẽ cao hơn khi phẫu thuậtcấp cứu.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi:

Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật được thực hiện đầu tiên vào năm 1991 tại Mỹ do Stoker.

Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp sau: Sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi ống mật chủ có thể đẩy xuống tá tràng, lấy qua ống túi mật hay qua mở ống mật chủ.

Các tai biến có thể xảy ra là chảy máu, rách ống túi mật, tổn thương đường mật. Khi có xảy ra tai biến thì phải thực hiện phẫu thuật mở.

Thủ thuật được chỉ định cho trường hợp sỏi nằm ở ống mật chủ,ống gan chung,kích thước không quá 20-30mm, không quá nhiều sỏi. Là thủ thuật tương đối đơn giản, nhẹ nhàng,thích hợp cho người già yếu.

Tuy nhiên vẫn có một số biến chứng không mong muốn có thể xảy ra như chảy máu, thủng ống mật, thủng ruột,nhiễm trùng và viêm tụy cấp.

Một phần của tài liệu KHẢO sát tâm lý NGƯỜI BỆNH TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT (Trang 27 - 29)