Đầutư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vào các nước ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN pot (Trang 32 - 34)

Trong những năm qua ,Việt Nam luôn là điểm đến của các nhà đầu tư FDI ,chủ yếu đến từ các nước ASEAN ,song song với việc thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam ,những năm gần đây nhiều doanh nghiệp trong nước đã quan tâm hơn đến vấn đề đầu tư ra nước ngoài với sự ra tăng dần số dự án và lượng vốn đầu tư .Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt trên khắp các Châu lục ,tuy nhiên tập trung nhất vẫn là khu vực châu Á .Điều này giúp cho Việt Nam không ngừng phát triển và vươn lên tầm cao mới .

Sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam :

Đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu ,và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm khả năng mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ,tiếp cận khách hàng ,tận dụng nguồn tài nguyên ,nguyên liệu tại chỗ ,tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa ,đồng thời tăng cường khoa học kỹ thuật ,nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới…

Tính đến thời điểm này ,đầu tư giữa các nước ASEAN mới chiếm khoảng 18% dòng chảy đầu tư trực tiếp FDI hay 10 tỷ USD trên tổng số 60 tỷ USD FDI vào khu vực năm 2008 ,một con số còn khá khiêm tốn .Vì vậy nếu không tăng cường đầu tư chéo trong các nước ASEAN thì chúng ta không thể đạt được sự hội nhập hoàn toàn giữa các nước thành viên .Một vài năm gần đây ,Việt Nam không ngừng thúc đẩy FDI vào một số nước như Lào ,Campuchia ,Myanmar…trong hai năm 2008 và 2009 Việt Nam đã đứng đầu về các dự án FDI tại Lào với khoảng 200 dứ án và 2,1 tỷ USD trong các lĩnh vực công – nông – lâm nghiệp . Đến hết năm 2009 ,Việt Nam có 63 dự án đầu tư ở Campuchia với 900 triệu USD vốn đăng ký ,quy mô trung bình đạt 14,2 triệu USD/dự án , hiện đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia, vùng lãnh thổ thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam .

Xu hướng đầu tư FDI ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam :

Đầu tư FDI ra nước ngoài đã và đang chuyển từ những dự án có quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có quy mô lớn hơn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao .FDI của các doanh nghiệp Việt chủ yếu đổ vào Lào và Campuchia ,sau khi hiệp định Pari về Campuchia năm 1991được ký kết thì mối quan hệ hợp tác giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia chuyển dần từ hợp tác chính trị ,quốc phòng ,an ninh sang hợp tác toàn diện trong đó có kinh tế Thương Mại và Đầu Tư hoạt động chủ đạo .

Trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991-2005 Việt Nam là một trong những nước có vốn FDI lớn nhất vào Lào .Trước năm 1996 Việt Nam có ba dự án FDI đầu tư vào Lào ,nhưng đến tháng 3/2002 số dự án đã tăng lên 19 với 18,8 triệu USD chiếm 35,25% số vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và đứng thứ 14/36 nước ,lãnh thổ đầutư vào Lào .Chủ yếu giai đoạn này đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp với 8 dự án và 7,6 triệu USD vốn

đăng ký .Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ với 7 dự án và 2,2 triệu USD vốn đăng ký .Nông - lâm nghiệp có 4 dự án và >2 triệu USD vốn đăng ký.

Tháng 9/2006 số dự án Việt Nam đầu tư vào Lào đã tăng lên con số 78 dự án và 745,665 triệu USD vốn đầu tư ,vươn lên đứng thứ 2 trong các nước ,vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào .

Cho đến nay Lào hiện đang đứng đầu trong số 46 quốc gia,vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.

Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn là một trong những nhà đầu tư lớn của Việt Nam tại Lào .Hai dự án thủy điện mà công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn đầu tư là Nậm Ngum 4 và Nậm Sum có tổng đầu tư 800 triệu USD…Tiếp đến là Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam đã xây dựng trung tâm thương mại ,căn hộ ,văn phòng cho thuê ,nhà máy chế biến gỗ ,trồng cây cao su ,xây thủy điện ,dự án mỏ sắt và đồng… với tổng vốn đầu tư lên đến 260 triệu USD. Đây là những dự án có tầm nhìn lâu dài và Hoàng Anh Gia Lai không chỉ dừng lại tại đây ,sẽ hứa hẹn nhiều dự án có tính tầm cỡ trong một tương lai không xa .

Hợp tác đầu tư FDI giữa Việt Nam – Campuchia đạt được nhiều thành tựu nổi bật ,song vẫn còn hạn chế hơn so với quan hệ Việt Nam – Lào .Cụ thể mãi đến tháng 6/2006 Việt Nam mới có 4 dự án đầu tư FDI tại Campuchia với 9,135 triệu USD vốn đăng ký ,đứng thứ 2/57 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài .

Cho đến nay Campuchia thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu về đầu tư trực

tiếp tại đây .Mục tiêu đặt ra trong năm tới là đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia đạt khoảng 6 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN pot (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)