Tăng cường các hiệp định thỏa thuận song phương và đa phương

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN pot (Trang 58 - 69)

Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương ,đa phương giữa Việt Nam với các nước khác ,trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước khác để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.Việc đưa ra Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước khác nhằm loại bỏ hoặc giảm việc đánh thuế hai lần đối với một số khoản thu của đối tượng nộp thuế .Sở dỹ phải đưa ra Hiệp định này vì việc đánh thuế trùng gây ra nhiều vấn đề như là rào cản thương mại không khuyến khích đầu tư xuyên quốc gia ,là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ thuế, trốn lậu thuế... của các đối tượng liên quan.

KẾT LUẬN

Với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam nhận ra rằng cần phải hợp tác sâu rộng với tất cả các quốc gia trên thế giới, việc hợp tác được thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong đó hợp tác trong lĩnh vực đầu tư được kể đến hàng đầu .Qua phân tích và đánh giá những thành công và thất bại trong quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN, qua đó có thể thấy được hướng đi mà Việt Nam cần phải hướng tới trong tương lai.

Năm nay với vai trò chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có những kế hoạch nhằm củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp giữa các nước ASEAN, mà nòng cốt là hướng tới một cồng đồng ASEAN từ tầm nhìn đến hành động, từ đó quyết tâm hiện thực hóa các chương trình và thỏa thuận, trước hết là hiến chương và lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN.Tạo ra một sân chơi bình đẳng và xóa bỏ khoảng cách giữa các quốc gia để nguồn vốn FDI được lưu chuyển tự do hơn. Điều đặc biệt, trong năm 2010 sẽ diễn ra một đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội .Do đó ,khi tổ chức các sự kiện quan trọng của ASEAN tại Việt Nam ,chúng ta cần tranh thủ kết hợp để quảng bá giới thiệu đến bạn bè các nước trong và ngoài ASEAN về đất nước ,con người ,truyền thống văn hóa và lịch sử ,tiềm năng phát triển của Việt Nam, đề cao hình ảnh một nước đất nước Việt Nam đổi mới và năng động ,chính trị - xã hội ổn định vững chắc, đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển với tất cả các nước, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Hơn 40 năm qua trên đà phát triển mạnh , bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các bên đối thoại, ASEAN đang đẩy mạnh liên kết nội khối, làm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư và tăng cường khả năng thu hút FDI của các nước nội khối.Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này ,rất nhiều các Hiệp định được đưa ra,

tiêu biểu là Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) nhằm phối hợp hoạt động đầu tư nội khối ,nơi toàn bộ các ngành sẽ mở cửa cho đầu tư từ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020.

Với những thuận lợi nêu trên ,cá nhân em cho rằng trong thời gian tới Việt Nam sẽ thu hút thêm rất nhiều lượng vốn FDI của ASEAN nói chung, của các quốc gia khác trên thế giới nói riêng ,tạo điều kiện cho Việt Nam có thể phát triển nền kinh tế của mình, từ đó cũng tạo ra những thuận lợi để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng địa bàn đầu tư FDI hơn nữa .Đồng thời sự gắn kết chặt chẽ giữa Việt Nam và ASEAN sẽ là bàn đạp để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Sách

1. GS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng ( chủ biên ), 2002 , Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội.

2. PGS.TS Dương Văn Quảng, 2007, Xingapo đặc thù và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia ,Học viện quan hệ quốc tế.

3. TS Nguyễn Thị Hiền, 2008, Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN, NXB Chính trị quốc gia.

4. Chu Hảo ( chủ biên ),2008, 20 năm đầu tư nước ngoài nhìn lại và hướng tới 1987-2007, NXB Tri thức.

5. PGS.TS Phạm Đức Thành- Trần Khánh, 2006, Việt Nam trong ASEAN – nhìn lại và hướng tới, NXB Khoa học xã hội.

6. PGS.TS Phạm Đức Thành, 2006, Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội.

7. TS Võ Thanh Thu, 2001, Quan hệ Thương mại – Đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ,NXB Tài chính.

8. Th.S Nguyễn Văn Tuấn, 2005, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, NXB Tư pháp.

9. Vũ Dương Ninh ( chủ biên ), 2004, Việt Nam- ASEAN quan hệ song phương, đa phương, NXB Chính trị quốc gia.

10. Nhiều tác giả, 2007, Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986- 2006 thành tựu và những vấn đề đặt ra.

11. Vũ Trọng Lâm ( chủ biên ), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, 2006, NXB Chính trị Quôc gia.

B.Báo chí

1. Sử dụng FDI để tạo ra đột phá mới, Báo đầu tư số 37[2084] ngày 26/03/2010.

2. Báo nghiên cứu Đông Nam Á, số 2(107)/2009 và số 7(112)/2009 ,Viện KHXHVN – Viện nghiê cứu ĐNA.

C. Một số trang Web

1. www.mpi.gov.vn : Bộ kế hoạch đầu tư.

2.www.fia.mpi.gov.vn : Cục đầu tư nước ngoài . 3. www.gso.gov.vn : Tổng cục thống kê .

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN... 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. ... 4

1.2 Sự cần thiết tham gia vào ASEAN của Việt Nam. ... 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN. . 12

2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam. ... 12

2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào Việt Nam. ... 15

2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia vào Việt Nam. ... 20

2.1.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan vào Việt Nam. ... 22

2.1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước còn lại vào Việt Nam. .. 24

2.2 Đánh giá FDI của ASEAN vào Việt Nam. ... 28

2.2.1 Đánh giá những thành công đạt được. ... 28

2.2.2 Hạn chế của FDI của ASEAN vào Việt Nam. ... 30

2.2.3 Nguyên nhân của sự hạn chế. ... 31

2.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vào các nước ASEAN. .. 32

2.4 Đánh giá đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vào các nước ASEAN. ... 34

2.4.1 Ưu điểm chủ yếu. ... 34

2.4.2 Hạn chế. ... 36

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế... 37

CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN ... 38

3.1 Phương hướng , mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam và của Việt Nam vào các nước ASEAN. ... 38

3.1.2 Phương hướng mục tiêu đẩy mạnh FDI ra nước ngoài của các doanh

nghiệp Việt Nam... 41

3.2 Quan điểm đẩy mạnh quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN. ... 43

3.3 Giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN. ... 45

3.3.1 Giải pháp từ phía Chính phủ. ... 45

3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp. ... 54

3.4 Giải pháp nhằm thúc đẩy FDI ra nước ngoài. ... 55

3.4.1 Về công tác quản lý. ... 55

3.4.2 Về cung cấp thông tin. ... 56

3.4.3 Về chính sách ưu đãi ,hỗ trợ của nhà nước. ... 57

3.4.3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư. ... 57

3.4.3.2 Chính sách ưu đãi về thuế. ... 57

3.4.3.3 Tăng cường các hiệp định thỏa thuận song phương và đa phương .... 58

KẾT LUẬN ... 59

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Bảng 2.1 Đầu tư của ASEAN vào Việt Nam tính đến hết năm 1998 ... 13

Bảng 2.2 : FDI của ASEAN phân theo nước ... 13

Hình 2.3 FDI của Singapore vào Việt Nam ... 16

Hình 2.4 FDI của Singapore vào Việt Nam phân theo lĩnh vực. ... 17

Bảng 2.5 : FDI của Indonexia vào Việt Nam. ... 26

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt

AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế

AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN

ASC ASEAN Standing Committee Cộng đồng an ninh

ASCC Cộng đồng văn hóa xã hội

ASEAN Assosiasion of South East Asean

Nations Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á

ASEAN + 1 Hợp tác với từng nước đối tác

ASEAN + 3 ASEAN+Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

BKH $ ĐT Bộ kế hoạch và đầu tư

BOT Build-Own-Operate Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

BT Build-Transfer Xây dựng - chuyển giao

BTO Build-Transfer-Operate Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

EAS Hội nghị cấp cao Đông Á

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KCN Khu công nghiệp

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

JOPFAN Zone of Peace, Freedom and

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN pot (Trang 58 - 69)