Về công tác quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN pot (Trang 55 - 56)

Đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài" gần đây đã được thủ tướng phê duyệt ,trong đó xác định tất cả các lĩnh vực ưu tiên cũng như các giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động này có hiệu quả .Một số các lĩnh vực được ưu tiên như : khai thác dầu khí ,trồng cây công nghiệp… Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý ,chính sách về đầu tư ra nước ngoài, thì cải tiến thủ tục hành chính cũng là giải pháp đáng được quan tâm, mở rộng dự án đăng ký, giảm sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính , tăng quyền chủ động ,tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp…

Xây dựng địa bàn trọng điểm cùng những chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ đi kèm để giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm khả năng đầu tư nước ngoài ,đồng thời hỗ trợ thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển đầu tư của doanh nhân người Việt Nam ở nước sở tại.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thì sản xuất nông nghiệp ,trồng cao su ,khai thác khoáng sản ,sản xuất chế biến hàng gia dụng ,vật liệu xây dựng là những lĩnh vực có thế mạnh ,tuy nhiên để phát huy được thế mạnh đó Việt Nam cần phải có một môi trường pháp lý thông thoáng , cơ chế khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước ,bởi hiện nay cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập ,chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp trong nước .Do đó cần tạo môi trường tốt bằng cách rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép đầu tư , mở rộng đối tượng được phép đầu tư ,cho phép tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tham gia đầu tư ra nước ngoài .Đưa ra những quy định cụ thể trong việc cấp phép đầu tư ,chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài ,chuyển lợi nhuận về nước…

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có dự án đầu tư ở nước ngoài sử dụng lao động và nguồn nguyên vật liệu đưa từ trong nước ra .

BKH&ĐT ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp trong nước có ý định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần phải lập được các dự án có tính khả thi cao ,quy mô dự án phải phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp ,có sự nghiên cứu kỹ thị trường ,luật pháp ,chính sách (chú ý đến chính sách thuế ,phí ,thanh toán..) ,các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại nhằm giảm thiểu rủi ro ,cũng như hạn chế những tranh chấp,kiện tụng .

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại các thị trường trọng điểm mà Việt Nam có lợi thế như Lào ,Campuchia..

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Việt Nam và các nước ASEAN pot (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)