của ASEAN vào Việt Nam và của Việt Nam vào các nước ASEAN. 3.1.1 Phương hướng , mục tiêu thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn tồn tại những khó khăn nhất định ,song theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn .Khi nhìn lại tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong hai năm qua chúng ta có thể lạc quan khẳng định Việt Nam vẫn luôn có những cơ hội để nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài .Năm 2009 Việt Nam thu hút được 21,48 tỷ USD với 839 dự án đăng ký mới và số vốn đạt 16,3 tỷ
USD ,giảm so với năm 2008 .Tuy vốn đăng ký có giảm ,nhưng vốn thực hiện
vẫn ở mức khá cao ,khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện đã được
rút ngắn hơn nhiều so với các năm trước đó .Chúng ta không thể cứ chạy theo
số lượng mà quên đi chất lượng của nó ,cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự
phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng các dự án FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao ,các ngành công nghệ cao ,ít tiêu tốn năng lượng ,không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước .Một điều đáng chú ý là trong năm 2008 các dự án FDI tập trung chủ
yếu vào ngành công nghiệp với 912 dự án cấp mới và 35,6 tỷ USD nhưng cho
đến năm 2009 có sự chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư ,các dự án lúc này
được chuyển sang ngành dịch vụ đặc biệt là bất động sản và dịch vụ lưu trú ăn
sẽ là sự tiềm ẩn gây bất ổn cho nền kinh tế .Thực tế đã minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á và gần đây là ở Mỹ .Cần tạo sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất ,thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản xuất được .Bên cạnh đó, cần phải có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực ,theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài.
Những mục tiêu đặt ra nhằm thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam.
- Mục tiêu được đặt lên hàng đầu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi
với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.Sở dĩ tại sao vấn
đề này lại được đặt lên hàng đầu? Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết rằng hiện
nay vấn đề đang nhức nhối diễn ra trong xã hội đó là sự biến đổi khí hậu
,nguyên nhân thì từ nhiều phía ,song xét dưới một góc độ nào đó thì chính lợi
nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong số những nguyên nhân gây
nên ,chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các dự án FDI
,song cái gì cũng có tính hai mặt của nó .Hàng ngày ,hàng giờ ,biết bao nhà
máy ,bao ống khói ,ống xả hoạt động gần như 24/24 h đã làm cho bầu không
khí bị ô nhiễm nặng nề ,bao nhiêu lượng tài nguyên hữu hạn bị khai thác…
- Mục tiêu tiếp theo là phấn đấu tăng tỷ lệ đóng góp khu vực FDI đối với GDP và đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực này .
Hình 3.1 Tỷ lệ FDI/GDP và tăng trưởng GDP thực tế
(Nguồn: GDP, FDI theo giá hiện tại, Tổng cục Thống kê)
Nhìn chung tỷ lệ FDI/GDP thường cao hơn GDP thực tế ,chỉ có 2 lần thấp
hơn đó là giai đoạn 1991-1993 và 2003-2007 .Từ năm 2008 trở lại đây FDI/GDP
luôn tăng ,đó là tín hiệu lạc quan cho việc sử dụng hiệu quả các dự án FDI .
- Khuyến khích FDI vào quá trình chuyển giao công nghệ.
- Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xây dựng kết cấu cơ sở hạ
tầng ,hướng vào ngành sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động .
Với những mục tiêu cụ thể như trên ,thì Chính phủ cần phải đưa ra
định hướng để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra càng sớm càng tốt.
- Đối với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế :Với mục tiêu trở
thành nước công nghiệp năm 2020 ,Việt Nam cần ưu tiên thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như :
* Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao và công nghệ nguồn
* Thu hút và sử dụng FDI vào các ngành ,lĩnh vực mà có khả năng thúc đẩy xuất khẩu ,chế tạo các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ giúp nền kinh tế thâm nhập nhanh hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu .
* Phát triển công nghiệp phụ hỗ ,các dự án sản xuất các sản phẩm ,dịch vụ có sực cạnh tranh ,các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng…
* Để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 -2020 Chính phủ hướng vào thu hút và phân bổ nguồn vốn đầu tư ,trong đó đầu tư FDI được hướng vào thúc đẩy FDI và thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước trở thành đầu tàu trong nghiên cứu đổi mới và chuyển đổi cơ cấu công nghệ hướng tới công nghệ cao ,hiện đại .
- Đối với việc thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường * Thu hút FDI vào những ngành sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ,giảm tỷ lệ thất nghiệp .
* FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý - tự nhiên ,các vùng kinh tế trọng điểm ,tuy nhiên bên cạnh đó chính phủ cũng cần tăng cường chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào địa bàn khó khăn với mục đích rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng .Cụ thể hơn ,chính phủ cần khẩn trương đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật ,đường giao thông ,đường điện nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước …
* Đối với vấn đề môi trường : Thu hút FDI vào việc chuyển giao công nghệ sạch ,những ngành duy trì và bảo vệ môi trường .
3.1.2 Phương hướng mục tiêu đẩy mạnh FDI ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Nhằm chủ động hơn nữa trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ,trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đầu tư vào các thị trường truyền thống như
Lào ,Campuchia …đồng thời từng bước mở rộng sang các nước và thị trường mới như Mỹ La Tinh ,Châu Phi..dựa trên lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế trong nước .Đối với một số dự án đầu tư FDI ra nước ngoài vào các thị trường mới ,có tính chiến lược hoặc liên quan tới chính trị an ninh quốc gia hay vấn đề lãnh thổ thì chính phủ cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp này ,giúp họ có thêm sự mạnh rạn để có thể phát huy hết năng lực của mình .
Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần được ưu tiên hỗ trợ thuộc lĩnh vực trọng điểm để phát triển lợi thế quốc gia như dầu khí ,than đá .sắt ,đồng chì ..Đồng thời các dự án này phải đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất .
Hiện nay năng lực quản lý cũng như kinh nghiệm của các nhà đầu tư trong nước còn yếu kém ,nên chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên cơ sở liên doanh liên kết với người Việt Nam ở nước ngoài để có thể am hiểu về thị trường đầu tư hơn ,cũng như để giảm bớt rủi ro của dự án .
Một vấn đề tồn tại nữa là hiện nay là chưa có quy định cụ thể và chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài ,thế nên vẫn có những dự án xin cấp giấy chứng nhận dài hơn so với luật định…nhìn chung các doanh nghiệp không tận dụng được sự giúp đỡ của Chính phủ .Do vậy cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngoài ,nhanh chóng sửa đổi ,bổ sung Nghị định 78/2006/NĐ-CP về quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam .Các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng đàm phán ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ,Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với một số nước làm cơ sở cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam .Từng bước phân cấp việc
cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về các bộ ngành và địa phương tạo tính chủ động cho doanh nghiệp .
Tuy nhiên với bối cảnh kinh tế như hiện nay thì theo như dự báo của
cục Đầu tư nước ngoài dự báo thì tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam đang có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn hình thức, trung bình đạt
7,5 triệu USD cho mỗi dự án, lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng hơn tuy nhiên chủ
yếu vẫn là nông nghiệp và công nghiệp, trong tương lai sẽ là dầu khí và điện
lực, khai khoáng, xuất nhập khẩu và chế biến…
Theo nhận định của các chuyên gia thì năm 2010 đầu tư ra nước ngoài của
doanh nghiệp còn nhiều hứa hẹn với lý do Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách mới về đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
,tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải…mặt khác ,cùng với sự phát triển của
nền kinh tế ,các doanh nghiệp Việt Nam cũng có sự phát triển nhất định về tiềm
lực tài chính cũng như công nghệ để đầutư trực tiếp ra nước ngoài .
Tính đến thời điểm này, các quốc gia được nhà đầu tư Việt Nam quan
tâm nhiều nhất là Lào với 169 dự án và số vốn 3,16 tỷ USD tiếp theo là
Malaysia với số dự án và vốn đăng ký là 6 dự án với số vốn 811 triệu USD.
Ngoài ra còn có các quốc gia khác như Campuchia.