1. Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm,hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường có tổ chức theo quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 của Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT:
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp;
+ Chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; + Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có quyền:
+ Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
+ Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT. Cụ thể:
+ Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề ra;
+ Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
+ Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
+ Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện;
+ Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Quyết định triệu tập các cuộc họp sau khi đã thống nhất với hiệu trưởng;
+ Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và quản lý học tập của học sinh;
+ Quyết định chi tiêu để cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc giáo dục học sinh từ nguồn đóng góp, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 11 của Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT.
- Các hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 10 của Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT. Cụ thể:
+ Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Điều lệ; trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần là đầu năm học, kết thúc học kỳ một, kết thúc (việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện học sinh trường quyết định).
+ Các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Cuộc họp đầu tiên, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cử trưởng ban, phó trưởng ban. Sau đó, trưởng ban điều hành cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;
Tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
Đầu năm học, hiệu trưởng họp với trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong số những người thuộc thành phần được triệu tập họp, có thể cử cả người vắng mặt nếu đã được người đó đồng ý tham gia. Sau đó, hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban, các phó trưởng ban, nếu cần có thể cử các thành viên thường trực. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban, phó trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.
Lưu ý:
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 của Quyết định số 11/2008/QĐ- BGDĐT ngày 28/3/2008, có quy định đối với các trường có học sinh ở xa, không thuận tiện cho cha mẹ học sinh trực tiếp đến trường tham gia hoạt động
của Ban đại diện cha mẹ học sinh (ví dụ, các trường phổ thông dân tộc nội trú),
thì theo hướng dẫn cụ thể của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT;
- Trong trường hợp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường hoặc trên 50% Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong toàn trường được các cấp có thẩm quyền khen thưởng, thì tiêu chí này đạt yêu cầu.
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:
- Các biên bản về thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Biên bản (mỗi học kỳ) giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường về việc rà soát từng nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Các quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền về việc Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp hoạt động tốt, góp phần tích cực vào công tác giáo dục học sinh (nếu có).
- Các thông tin và minh chứng khác (nếu có).
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học.
Nội hàm của chỉ số:
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện:
- Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; - Nghị quyết đầu năm học.
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:
- Chương trình công tác Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; - Chương trình công tác Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
- Quyết định (hoặc biên bản) của hiệu trưởng về việc phân công trách nhiệm đại diện ban giám hiệu làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh.
- Nghị quyết đầu năm học.
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nghị quyết đầu năm học quy định tại Điều 10 Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT.
- Các thông tin và minh chứng khác (nếu có).
c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải
quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường định kỳ tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh;
- Nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:
- Các biên bản về cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường (trong đó thể hiện tiếp thu ý kiến của nhà trường về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh và góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh);
- Báo cáo tổng kết năm học;
- Các thông tin và minh chứng khác (nếu có).
2. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong vàngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
Nội hàm của chỉ số:
Nhà trường, có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với: - Công đoàn nhà trường;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường; - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhà trường; - Các tổ chức đoàn thể trong trong nhà trường (nếu có);
- Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức,…các cấp;
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học (trong đó có các nội dung, mục tiêu cụ thể của sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục);
- Các thông tin và minh chứng khác (nếu có).
b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.
Nội hàm của chỉ số:
Nhà trường có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học (trong đó có các nội dung về sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục);
- Sổ theo dõi và ghi nhận sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;
- Bản tổng hợp kết quả ủng hộ về tinh thần, vật chất của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;
- Các thông tin và minh chứng khác (nếu có).
c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.
Nội hàm của chỉ số:
Hằng năm, nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học (trong đó có các nội dung về nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục);
- Các biên bản cuộc họp có nội dung nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục;
- Các thông tin và minh chứng khác (nếu có).