Giá trị TP DD cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX TM cơ khí hồng ký (Trang 49 - 52)

III. Cân đối chi phí

c. Giá trị TP DD cuối kỳ

3.4.6 Cung cấp thông tin kế toán quản trị ra quyết định2.4.6.1 Mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận 2.4.6.1 Mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận

Mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận là căn cứ để xác định giá bán phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thu nhập tối đa. Chiến lược về giá trong doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến việc tăng, giảm thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Khi tăng giá thường dẫn tới giảm sản lượng bán ra, đôi khi không đồng nghĩa với việc tăng chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm. Ngược lại nếu doanh nghiệp giảm giá bán, sản lượng bán tăng. Phân tích sự thay đổi của giá cần xem xét đến độ co dãn của cầu theo giá, tính chất bổ sung hay thay thế của sản phẩm, vị trí của sản phẩm trên thị trường, qua đó xác định thay đổi của doanh thu, lợi nhuận, là căn cứ để lựa chọn những phương án tối ưu.

Ngoài ra, phân tích mối quan hệ chi phí , sản lượng và lợi nhuận còn là căn cứ đưa ra các quyết định ngắn hạn thay đổi giá bán, thay đổi biến phí, định phí hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu chi phí.

Lợi nhuận góp là nững chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị, đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các phương án đầu tư. Trong doanh nghiệp có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, nếu tiếp cận chi phí theo chức năng của chi phí thì các chỉ tiêu kết quả kinh doanh cuối cùng thường là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận góp là số tiền chênh lệch của doanh thu bán hàng (thường giá bán chưa thuế) và chi phí biến đổi.

Lợi nhuận góp = Doanh thu - Biến phí

Đồng thời, khái niệm lợi nhuận góp chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ khi lượng bán thay đổi sẽ làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động thế nào đến lãi thuần. Khi doanh nghiệp đã đạt được mức hòa vốn thì toàn bộ phần tăng thêm của lợi nhuận góp chính là thu nhập thuần. Khi đạt đến điểm hòa vốn, nghĩa là định phí đã được bù đắp, nên sau điểm hòa vốn phần tăng thêm của lợi nhuận góp khi tiêu thụ thêm một sản phẩm không phải bù đắp định phí nữa và đó chính là lợi nhuận

Lợi nhuận = [Số lượng SP tiêu thụ thực tế - Số lượng SP hòa vốn] x Lợi nhuận góp đơn vị SP

Hoặc:

Lợi nhuận = Sản lượng tiêu thụ trên điểm hòa vốn x Lợi nhuận góp đơn vị.

2.4.6.2 Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ

Qua việc phân tích điểm hòa vốn giúp các doanh nghiệp nhận thức được sau điểm hòa vốn cứ mỗi sản phẩm được tiêu thụ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thêm một giá trị đúng bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi của sản phẩm đó.

Kế toán quản trị chi phí tiến hành phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điểm hòa vốn đảm bảo hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. - Công thức:

Chi phí cố định

Điểm hòa vốn = --- Giá bán - Chi phí biến đổi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kế toán nói chung và kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tính toán chính xác những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn chi phí, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để có cơ sở xem xét, đánh giá chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, chương 2 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Trên cơ sở đó các đơn vị sản xuất có thể vận dụng hệ thống lý luận này vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị.

Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạo thành cơ sở để phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX TM Cơ Khí Hồng Ký được đề cập tại chương 3. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX TM Cơ Khí Hồng Ký trong chương tiếp theo của luận văn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX TM cơ khí hồng ký (Trang 49 - 52)

w