Xác định mức trọng yếu

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC (Trang 31 - 34)

Sau khi tìm hiểu, đánh giá thông tin về khách hàng, nhận định khả năng kiểm toán, đơn vị kiểm toán chấp nhận kiểm toán và kí kết hợp đồng kiểm toán. Bước tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu những thông tin cơ sở về khách hàng. Việc tìm hiểu những

thông tin cơ sở giúp kiểm toán viên có thể nắm được một cách khái quát về hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin ban đầu về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và có thể đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro và mức trọng yếu.

Phân tích tổng quan tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp: Khi đã thu thập được các thông tin cơ sở, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích ban đầu trên những thông tin đó. Đối với khoản mục tài sản cố định, kiểm toán viên đối chiếu tổng tài sản cố định năm nay so với năm trước xem có tình hình biến động lớn hay không, những biến động ấy có phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Tỷ suất tài sản cố định trên tổng tài sản có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hiện tại hay không. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm soát, các quy định về kế toán liên quan đến việc quản lý, kiểm soát và hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát.

Đánh giá trọng yếu cho khoản mục tài sản cố định: kiểm toán viên đưa ra mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở những thông tin đã có và sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Mức trọng yếu này sẽ giúp kiểm toán viên lập kế hoạch cụ thể trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Mức trọng yếu này sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng tình huống cụ thể trong quá trình kiểm toán. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể tham khảo các giới hạn về mức trọng yếu như sau:

Mức độ báo cáo Không trọng yếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọng yếu

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

< 5% Lợi nhuận trước thuế

5% - 10% Lợi nhuận trước thuế

> 10% Lợi nhuận trước thuế Bảng cân đối kế toán < 1% Tổng tài sản 1% - 2% Tổng tài sản > 2% Tổng tài sản Bảng 2: Mức độ rủi ro trọng yếu

Khi đã có được mức trọng yếu trên toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục. Đối với những khoản mục có liên quan trưc tiếp đến kết quả kinh doanh trong kì, kiểm toán viên cần chú trọng hơn. Mức trọng yếu này sẽ làm căn cứ cụ thể cho các bút toán điều chỉnh và phân loại lại của kiểm toán viên trrong quá trình thực hiện kiểm toán.

Đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục tài sản cố định: căn cứ vào mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục tài sản cố định, kiểm toán viên tiến hành đánh giá khả năng sai sót trong quá trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trên cơ sở đánh giá 03 loại rủi ro:

- Rủi ro tiềm tàng: đối với tài sản cố định, rủi ro tiềm tàng chủ yếu được đánh giá dựa trên các yếu tố về đặc điểm kinh doanh của khách hàng, về kết quả kiểm toán

của năm trước, về chính sách quản lý, kế toán của khách hàng đối với khoản mục tài sản cố định. Ví dụ như việc mua sắm hay thanh lý tài sản cố định xảy ra thường xuyên cũng chứa đựng nhiều rủi ro sai phạm.

- Rủi ro kiểm soát: việc đánh giá rủi ro kiểm soát chủ yếu dựa trên những thông tin tìm hiểu được về tính hiệu lực, qua sự nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu ban đầu dựa vào phỏng vấn khách hàng và quan sát thực tế. Môi trường kiểm soát yếu thì việc ngăn chặn, phát hiện sai phạm là rất khó, do vậy mà rủi ro cao và ngược lại. Các thủ tục kiểm soát đối với việc quản lý và sử dụng tài sản cố định được thiết kế chặt chẽ, khoa học thì rủi ro kiểm soát sẽ được kiểm toán viên đánh giá thấp hơn.

- Rủi ro kiểm toán: kiểm toán viên cần đánh giá cả khả năng bản thân kiểm toán viên không phát hiện được sai phạm có liên quan đến khoản mục tài sản cố định. Do đó, kiểm toán viên cần tỉnh táo để tránh những tình huống dẫn đến không phát hiện được sai phạm như: phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thấy được sai sót; thực hiện không đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết nên đã bỏ sót sai phạm,... Chương trình kiểm toán được thiết kế sau quá trình tìm hiểu về khách hàng, đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro, trọng yếu. Chương trình kiểm toán tài sản cố định gồm có thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong đó thử nghiệm kiểm soát là thủ tục giữ vai trò quan trọng nhất.

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán đối với khoản mục tài sản cố định là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với khoản mục này.

Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định cũng như tất cả các khoản mục khác được thiết kế như sau:

+ Thiết kế trắc nghiệm công việc.

+ Thiết kế các trắc nghiệm phân tích: để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản liên quan đến khoản mục tài sản cố định.

+ Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính):

Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung nếu cần trong quá trình trong kiểm toán có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán.

[6] Mẫu chuẩn của chương trình kiểm toán theo VACPA như sau:

CÔNG TY KIỂM TOÁN

Tên khách hàng: CÔNG TY

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2018

Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM

TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TSCĐ VÔ HÌNH,

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC (Trang 31 - 34)