Một số nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 37 - 38)

Một số đề tài ứng dụng các mô hình định lượng để xác định các nhân tố tác động như:

- Hoàng Tùng (2011), “Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình Lôgit”. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Đà Nẳng - Số 2(43). Bài viết trình bày phương pháp phân tích rủi ro tín dụng trên cơ sở mô hình Lôgit. Từ các số liệu thực tế của các chỉ tiêu tài chính, tác giả dự báo và kiểm chứng rủi ro tín dụng cho một số công ty niên yết trên thị trường chứng khoáng Việt Nam.

- Nguyễn Thị kim Chi (2007), “Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre - Chi nhánh Mỏ Cày”, Luận văn thạc sỹ. Bằng mô hình prôbit tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ là số người trong hộ, số tiền vay và số lần đáo hạn.

- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ” Tạp chí ngân hàng số 5, tháng 3/2011. Bằng mô hình prôbit tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng; Việc sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay; Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.

- Trương Đông Lộc (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Cổ Phần Nhà Nước ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Tạp chí kinh tế phát

triển số 156 năm 2010. Bằng mô hình Lôgit tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP Nhà Nước ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm : Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Tỷ lệ số tiền vay trên giá trị TSĐB; Ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ; Khả năng tài chính của khách hàng vay; Kiểm tra giám sát .

- Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeier đã tiến hành nghiên cứu nguồn số liệu được tổng hợp từ các NHTM Việt nam theo 20 biến số gồm độ tuổi, thu nhập trình độ học vấn,... để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến này đến rủi ro tín dụng.Tác giả đã sử dụng mô hình Lôgit để phân tích và qua đó xây dựng mô hình điểm số tín dụng cá nhân cho các ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam.

- Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình(2011), các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Ngân hàng số 64.

V Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang.

V Tác giả đã sử dụng mô hình Prôbit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ. Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay và số thành viên trong gia đình có thu nhập nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của hộ càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ càng cao. Cuối cùng, kết quả phân tích định lượng còn cho thấy khả năng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cao hơn những hộ vay vốn sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w