Thông qua việc áp dụng mô hình Lôgit trong việc xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại VCB, từ bảy nhân tố là các biến độc lập được xác định, nghiên cứu đã chọn được bốn nhân tố (có ý nghĩa thống kê), đã tác động đến rủi ro tín dụng đó là :
- Tình hình sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra, giám sát khoản vay.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo nợ vay.
Trên cơ sở các nhân tố này đã được xác định, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB.
Tình hình sử dụng vốn vay: Thực tế, khi ngân hàng cấp bất kỳ một khoản tín dụng nào, ngân hàng đều phải quan tâm đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng với phương án, dự án mà khách hàng đã đề ra hay không. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tình hình thực tế tại VCB cũng minh chứng cho vấn đề này đó là đối với một số khoản vay đang phát sinh nợ xấu mà phần lớn là khách hàng doanh nghiệp đều do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cụ thể như khách hàng kinh doanh sắt thép, nông sản thay vì vay vốn VCB phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì lại đầu tư vào các dự án bất động sản và cuối cùng doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn do thị trường BĐS đóng băng và để lại một khoản nợ xấu cho
VIB và một số giải pháp tác giả đề ra như sau:
- VCB cần tiến hành ngay việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tốt nhất là từ 7 đến 15 ngày sau khi giải ngân, rút ngắn thời gian so với mức 45 ngày mà ngân hàng đang áp dụng đối với lần kiểm tra mục đích sử dụng vốn đầu tiên. Điều này sẽ giúp ngân hàng nắm bắt được ngay việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích đăng ký ban đầu hay không mà có hướng xử lý kịp thời.
- Nhằm đảm bảo khách quan, trung thực cho việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay thì ngoài cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay ở đơn vị kinh doanh đi kiểm tra thì nên có một bộ phận kiểm soát độc lập chuyên trách. Bộ phận này không chỉ kiểm tra tại khách hàng mà còn kiểm tra lại đối với kết quả kiểm tra của cán bộ tín dụng. bộ phận này nên là trung tâm kiểm soát tuân thủ và nhận diện rủi ro trực thuộc khối quản trị rủi ro. Như vậy mới đảm bảo khách quan.
- Để đảm bảo tính tuân thủ và thống nhất giữa các đơn vị trong việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng thì VCB cần xây dựng một quy trình quy chế cụ thể trong việc quy định đối với công tác này. Trong đó bao gồm cả việc quy định về tần suất của việc kiểm tra là bao nhiêu lần trong tháng. Tất cả những điều này cũng đưa vào quy định trong hợp đồng tín dụng các bên để đảm bảo cho khách hàng biết và tuân thủ ngay từ đầu tránh tình trạng khách hàng gây khó khăn, cản trở về sau.
- Cán bộ quản lý khách hàng, kiểm soát tín dụng... cần tăng cường giám sát mục đích sử dụng vốn vay thông qua các luồng tiền thanh toán của khách hàng. Để thực hiện việc này, VCB cần hạn chế cho vay bằng tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính như xi măng, sắt thép.. .yêu cầu khách hàng chuyển khoản, trả thẳng cho người bán.
- Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ quản lý khách hàng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu đối tác chuyển doanh thu vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng VCB. Cán bộ kinh doanh nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng, tránh trường hợp tiền về thanh toán khách hàng không trả nợ và sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả nợ.
- Đối với khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì VCB cũng có biện pháp xử lý theo quy định cụ thể ban hành, ví dụ như: giảm hạn mức vay hoặc kết thúc hợp đồng tín dụng kèm theo các biện pháp chế tài khác và tất cả cũng nên đưa vào trong hợp đồng tín dụng cho khách hàng biết ngay từ đầu.
- Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp cán bộ phụ trách cố tình che dấu cho những sai phạm của khách hàng.
Kiểm tra, kiểm soát khoản vay:
- Việc kiểm tra kiểm soát khoản vay bao gồm luôn những giải pháp của việc giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, do tính chất của việc kiểm tra giám sát khoản vay rộng hơn bao gồm nhiều khâu nên cần có thêm một số giải pháp:
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tuân thủ và kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là công cụ vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của hệ thống VCB đồng thời cũng phát hiện
ngăn chặn những rủi ro đạo đức. Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tín dụng,ngân hàng VCB cần:
J Tăng cường những cán bộ có phẩm chất đạo đức phù hợp với công việc, có trình độ, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ liên quan tốt để bổ sung cho công tác kiểm tra tuân thủ, kiểm soát rủi ro tín dụng.
J Cần có kế hoạch luân chuyển phạm vi công tác cán bộ phụ trách kiểm tra kiểm soát theo định kỳ 3 tháng hay 6 tháng một lần nhằm tránh tình trạng cán bộ phụ trách thời gian dài ở một khu vực, địa bàn chi nhánh lâu ngày sẽ tạo mối quan hệ thân thiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm tra.
J VCB cần thiết kế những chương trình kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và thống nhất đối với công tác trước, trong và sau khi giải ngân nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy trình tín dụng, đúng quy định của VCB nhằm sớm phát hiện những sai phạm để xử lý, khắc phục tránh những tổn thất lớn về sau cũng như góp phần hạn chế những động cơ vi phạm của khách hàng .
J Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng nên có những quy định cụ thể trong công tác kiểm tra như tần suất kiểm tra trong tháng/năm đối với từng loại tình trạng khách hàng, tránh tình trạng chỉ lo tập trung kiểm tra những khách hàngkhi xảy ra sai phạm, nợ xấu...
- Thực tế tại VCB, đối với một số khoản vay đang phát sinh nợ xấu, cả nợ xấu có khả năng mất vốn như hiện tại nếu công công tác kiểm tra kiểm soát thực hiện tốt từ ban đầu khi khách hàng còn hoạt động tốt thì có thể nợ xấu đã không xảy ra, gây ra những tổn thất lớn cho VCB, nhất là đối với các khoản vay nhận TSĐB là hàng hóa.
J Công tác đi kiểm tra kiểm soát các đơn vị đôi lúc nên mang tính bí mật, bất ngờ, không thông báo trước.Như vậy sẽ tránh tình trạng phía các đơn vị bị kiểm tra có sự chuẩn bị trước, sắp xếp, thậm chí dàn xếp trước với khách hàng, các bên liên quan nhằm qua mặt đoàn kiểm tra và như vậy kết quả kiểm tra sẽ không phản ánh được đúng thực tế.
J Đối với tài sản đảm bảo là hàng hoá thì VCB và VCBAMC cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, trong đó cần quy cụ thể cả số lần đi kiểm tra đối với từng kho hàng của từng doanh nghiệp và thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các Bên liên quan.
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Thực tế trong nền kinh tế, mỗi một ngành hàng đều có một chu kỳ sống nhất định vì vậy trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn càng đa dạng hóa thì rủi ro tín dụng đối với khoản vay càng thấp. Tại VCB, một số khoản vay phát sinh nợ xấu mà ngân hàng đang xử lý cũng như cơ cấu lại nợ, tiếp tục cấp vốn cho khách hàng là rơi vào một số doanh nghiêp chỉ kinh doanh duy nhất một mặt hàng hóa như kinh doanh máy phát điện hoặc chỉ duy nhất là sản xuất cán tôn thép.. .nên khi kinh tế rơi vào khó khăn như thời gian qua, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vốn chỉ tập trung vào một ngành nghề, mặt hàng duy nhất gặp khó khăn do không bán được hàng. Chính từ điều này một số giải pháp tác giả đề xuất là:
- Bên cạnh bộ tiêu chí cấp tín dụng hiện tại, VCB cần đưa thêm vào bộ tiêu chí là khuyến khích cho vay những khách hàng có đang dạng hóa hoạt động kinh doanh và nhiều mặt hàng kinh doanh nhưng chủ yếu là những mặt hàng và ngành nghề
gần nhau, thay thế hoặc bổ sung cho nhau.
- Việc phân tích, thẩm định những khoản vay trước khi cấp vốn cần chú trọng ưu tiên đến những khách hàng có đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cũng như nhiều mặt hàng kinh doanh tránh tình trạng như trước nay là chỉ chú trọng giải ngân đối với khách hàng chỉ kinh doanh một ngành nghề duy nhất.
- VCB cần có chính sách giảm lãi suất, tăng hạn mức để hỗ trợ các khách hàng vay vốn để mở rộng thêm ngành nghề, hàng hóa kinh doanh sau khi thực hiện xong việc phân tích thẩm định thấy phù hợp.
- VCB cần chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, nghiệp vụ liên quan, khả năng tuy duy phân tích ngành, phân tích kinh tế vĩ mô tốt nhằm hỗ trợ tư vốn khách hàng trong việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đúng hướng cũng như hỗ trợ VCB kiểm soát, phòng ngừa rủi ro kịp thời.
- Đầu tư vốn vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà Nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà Nước cũng đã ban hàng quy chế cho vay theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
Đảm bảo nợ vay: Thực tế, khả năng thu hồi nợ của khoản vay có tài sản thế chấp chắc chắn hơn khoản vay không có tài sản thế chấp. Nếu tỷ lệ số tiền vay trên tài sản đảm bảo càng lớn, nghĩa là giá trị khoản vay khá lớn so với tài sản thế chấp thì rủi ro tín dụng càng cao. Nhằm hạn chế tình trạng này tại VCB , tác giả đề xuất các giải pháp sau:
- Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm: Đây là một giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của VCB, vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần phải có TSBĐ tiền vay. Thực tế cho thấy, diễn biến kinh tế phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xẩy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn ngân hàng thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị TSBĐ cần đảm bảo tính khách quan, TSBĐ phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra, VCB cũng cần thường xuyên theo dõi TSBĐ, nắm bắt các thông tin về thị trường của TSBĐ, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản.
- Thường xuyên thu thập các thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và trung tâm bán đấu giá sẽ giúp TCTD có cơ sở định giá TSBĐ chính xác hơn.
- Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp thì cần tuân thủ quy định chỉ giải ngân giá trị khoản vay nhỏ hơn hoặc bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, không được phép vượt mức quy định. Điều này cần được giám sát chặt chẽ từ các bộ phân chuyên trách.
hiện thẩm định đúng quy trình thì cần tiếp thu những ý hiến đóng góp từ các chuyên gia, những người trực tiếp thực hiện công việc thẩm định cũng như cập nhật những hạn chế của quy trình để xây dựng lại những điểm mới phù hợp hơn với tình hình thực tế.
- Đối với công tác thẩm định tài sản đảm bảo như hiện nay thì có quy định rằng đối với khoản vay trị giá trên 500 triệu thì mới chuyển sang đơn vị định giá độc lập. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đa phần những khoản vay này đơn vị kinh doanh tự định giá. Vì vậy nên quy định thêm là chuyển toàn bộ tài sản thế chấp cho đơn vị định giá độc lập là công ty VCBAMC thực hiện. Như vậy mới đảm bảo khách quan cũng như tính chính xác giá trị tài sản đảm bảo.
- Phòng quản lý tài sản đảm bảo của VCB là đơn vị trực thuộc khối quản trị rủi ro. Ngoài việc kiểm tra tính tuân thủ theo quy trình cũng như tính chính xác của kết quả thẩm định, đơn vị này phải thường xuyên cập nhật thông tin giá trên cơ sở dữ liệu(Database) của VCB sát theo giá cả thị trường. Đơn vị định giá phải dùng thông tin giá trên database làm cở sở cho việc định giá ra chứng thư.
- VCB nên thường xuyên thẩm định giá lại tài sản đảm bảo: Là công việc kiểm tra, theo dõi sự biến động của tài sản đảm bảo, trong đó có công tác định giá lại giá trị của tài sản đảm bảo để sớm phát hiện và có biện pháp hạn chế rủi ro từ tài sản đảm bảo.
- Trường hợp có cơ sở xác định giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống mức không còn đảm bảo tỷ lệ cho vay theo phê duyệt tín dụng. Đơn vị kinh doanh phải kiên quyết yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo hoặc giảm dư nợ tương ứng. Đồng thời lập biên bản định giá giá tài sản đảm bảo có chữ ký của các bên bảo đảm, thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm tiền vay(nếu cần) và hoạch toán biến động giá trị tài sản đảm bảo trên toàn hệ thống.
5.2.2 Một số giải pháp đồng bộ khác
Bên cạnh những nhóm giải pháp được đề xuất từ kết quả phân tích nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại VCB theo phương pháp định lượng thì còn có nhóm giải pháp khác xuất pháp từ thực trạng rủi ro tính dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng thực tế của tại VCB.
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
- Trong công tác thẩm định, ngoài việc lấy tài sản bảo đảm làm tiêu chí duy nhất để cho vay. Tùy theo từng khách hàng mà VCB cần quan tâm đến các yếu tố khác như dòng tiền của dự án, thu nhập đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, tư cách khách hàng vay nhằm xác định thiện chí trả nợ của khách hàng, đây là một yếu tố khá quan trọng khi ngân hàng cấp tín dụng.
- Khi phân tích các chỉ số tài chính của khách hàng doanh nghiệp thì bên cạnh việc