Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 67 - 68)

Đối với ngân hàng VCB:

- Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát sau giải ngân đối với tất cả các khoản vay nhằm hạn chế và khắc phục kịp thời những sai phạm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Việc sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng vì vậy trong công tác kiểm tra , giám sát sau giải ngân thì cần chú trọng nhiều đến

yếu tố sử dụng vốn vay và có biện pháp xử lý phù hợp với những trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Đối với đối tượng cấp tín dụng thì cần chú trọng , ưu tiên đến những khách hàng có nhiều ngành nghề kinh doanh cũng như kinh doanh nhiều loại hàng hóa liên quan trách trường hợp chỉ tập trung cho vay với những khách hàng chỉ kinh doanh một loại hàng hóa duy nhất hoặc một ngành nghề duy nhất .

- Đối với các khoản vay thì VCB cần chú trọng đến giá trị tài sản đảm so với khoản vay và xem tài sản đảm bảo là tiêu chí cần thiết để cấp tín dụng.

- Không ngừng hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện nhân sự, mạng lưới hoạt động và cơ sở hạ tầng của mình. Trong đó cần tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel và thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, có sự nhận định độc lập giữa các khâu tham gia vào quy trình quản trị rủi ro tín dụng như:

J Bộ phận hoạch định chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro.

J Bộ phận thẩm định khoản vay.

J Bộ phận phê duyệt tín dụng.

J Bộ phận kiểm tra, giám sát độc lập.

- Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các NHTM trong việc nâng cao vai trò của CIC nhằm tránh trường hợp nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng và dẫn đến tranh chấp giữa các ngân hàng khi xử lý tài sản thế chấp.

Đối với ngân hàng nhà nước :

- Ban hành các quy định, chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụngđể NHTM thực hiện theo lộ trình nhằm hiện đại hóa mô hình quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam.

- Nâng cao năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo các NHTM hoạt động đúng theo chính sách, quy định của pháp luật.

- Cần xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu cho VAMC để công tác xử lý nợ xấu hiệu quả hơn cũng như phần nào giảm bớt áp lực xử lý nợ cho các NHTM.

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM như đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay,... cần được nghiên cứu hoàn thiện phù hợp với thực tiễn hoạt động và thông lệ quốc tế nhằm hạn chế rủi ro về pháp lý cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w