Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 40)

3.3.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

phương pháp định tính và định lượng trong việc phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng. Đối với mô hình định tính thường dùng như: Phân tích tín dụng, kiểm tra, giám sát tín dụng, xử lý tài có vấn đề... thì tác giả cũng sử dụng trong việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB.

Đối với mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như: Mô hình điểm số Z; Mô hình điểm số tín dụng; Mô hình cấu trúc kỳ hạn. tác giả không sử dụng các mô hình này vì phần lớn các mô hình này thường ở góc độ là đánh giá giá trị doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính chứ không thiên về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bằng mô hình xác suất như nghiên cứu của tác giả .

Để xác định các nhân tố tác động đến rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng thì sử dụng các mô hình xác suất là phù hợp.Thực tế, có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đều sử dụng các mô hình xác suất như: Mô hình Lôgit, mô hình Prôbit.

Đối với mô hình Lôgit và Prôbit thì xác suất (P) đại diện cho sự kết hợp tuyến tính của các nhân tố đưa vào mô hình để xác định các nhân tố tác động đến rủi ro. Với phương pháp ước lượng khác nhau, tuy nhiên kết quả của hai mô hình Lôgit và Prôbit khác nhau không đáng kể. Vì dễ dùng hơn trong trình bày toán học, các mô hình Lôgit, prôbit thường được sử dụng trong các đề tài về rủi ro tín dụng.

Sự khác nhau trong giả thiết giữa mô hình Lôgit và Prôbit chủ yếu tập trung ở hàm phân phối của các sai số. Tuy nhiên, sự khác biệt này không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả ước lượng của hai mô hình này gần như không có sự khác biệt về phương sai của các hệ số biến giải thích (Charles M.Friel trong nghiên cứu “Linear probability response models: Probit and Logit” chỉ ra vấn đề này).Mô hình hồi quy Lôgit sẽ cho ra kết quả tương đối giống với prôbit. Việc lựa chọn giữa Lôgit và Prôbit phần lớn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của người sử dụng.

Trên cơ sở lý thuyết về các mô hình lượng xác suất được dùng trong việc phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng; Nghiên cứu về đặc điểm của từng loại mô hình; Sự khác biệt không đáng kể giữa mô hình lôgit và prôbit; Đặc điểm riêng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB; Thực tế việc sử dụng mô hình Lôgit trong việc phân tích các nhân tố tác động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng của các nghiên cứu trong và ngoài nước; Tác giả chọn mô hình hồi quy Lôgit để sử dụng cho đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là phù hợp.

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong việc xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng:

- Mô hình Lôgit là mô hình định lượng nên khắc phục được những nhược điểm vốn có của mô hình định tính, đảm bảo sự khách quan, nhất quán, không phụ thuộc vào ý kiến khách quan của cán bộ tín dụng cũng như ý kiến chuyên gia.

- Mô hình Lôgit có phương pháp đo lường mức độ rủi ro tín dụng khá đơn giản, để thực hiện bằng phần mềm ứng dụng STATA

- Mô hình Lôgit là cơ sở để xác đinh được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng. Thông qua kết quả từ mô hình, chúng ta có thể xác định được các nhân tố ảnh

hưởng đến rủi ro tín dụng và từ đó đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro.

- Ngoài ra, khi mô hình khác như phân tích phân biệt (như mô hình điểm số Z) lại cứng nhắc trong việc xem xét các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc và hệ số của các biến độc lập. Trong khi với mô hình Lôgit thì dễ dàng thêm hoặc bớt các biến định tính nhằm xác định cụ thể của các yếu tố đến rủi ro tín dụng.

3.3.2 Cơ sở xây dựng các biến giải thích

Các biến giải thích (biến độc lập) được chọn cho mô hình là được dựa trên cơ sở:

- Nghiên cứu trước của Trương Đông Lộc (2010) “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Cổ Phần Nhà Nước ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Tạp chí kinh tế phát triển số 156 năm 2010.

- Nghiên cứu trước của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ” Tạp chí ngân hàng số 5, tháng 3/2011.

Thực tế của tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng VCB.

Ý kiến đóng góp từ các chuyên gia của khối quản trị rủi ro tại ngân hàng VCB. Mô hình này do Maddala (1984) đề xuất với phương trình sau:

Y = 00 + 01X1 + P2X2 + P3X3 + P4X4 + P5X5 + PóXó + P7X7 + £ (3.1)

Trong đó :

- /L: Là hằng số

- !>r. với t chạy từ 1 đến 7 là hệ số hồi quy của các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, Xó, X7.

- s: Sai số được giả định là phân phối chuẩn trong mô hình Lôgit.

- Y là biến phụ thuộc, là mức độ rủi ro của khoản vay và được đo lường bằng 2 giá trị 0 và 1 (0: không có rủi ro, 1: có rủi ro) và trong nghiên cứu này tôi xác định các khoản vay có rủi ro là những khoảng vay có nợ xấu nhóm 3,4,5 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1,2 và các khoản nợ phân nhóm trên là phù hợp theo quy định của Quyết định số 18/2007/QĐ -NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493.

- X1, X2, X3, X4, X5, Xó, X7 là các biến độc lập (biến giải thích) là các nhân tố giả định tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB. Các biến này được định nghĩa và diễn giải như sau:

Bảng 3.1 Định nghĩa và diễn giải các biến độc lập

Biến Số Diễn giải

Kết quả trước Kết quả nghiên cứu đạt được Nguồn Kinh nghiệm của Cán bộ tín dụng (X1) Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng (-) (+) -PGS.TS Trương Đông Lộc - Ý kiến các chuyên gia tại VCB Tình hình sử dụng vốn vay (X2) Biến giả, bằng 0 nếu sử dụng vốn vay đúng mục đích, bằng 1 nếu sử dụng vốn vay sai mục đích (+) (- ) -PGS.TS Trương Đông Lộc - Ý kiến các chuyên gia tại VCB Loại kỳ hạn (X3) Biến giả, bằng 0 nếu là ngắn hạn, bằng 1 nếu là trung dài hạn (+) (- ) -PGS.TS Trương Đông Lộc - Ý kiến các chuyên gia tại VCB Loại TSĐB(X4) Biến giả, bằng 0 nếu TSĐB là động sản,bằng 1 nếu TSĐB là bất động sản (+) (- ) -PGS.TS Trương Đông Lộc - Ý kiến các chuyên gia tại VCB

Đảm bảo nợ

vay(Xỉ) Số tiền vay/Giátrị TSĐB (+)

(-) -PGS.TS Trương Đông Lộc

Biến Số Diễn giải Kết quả trước Kết quả nghiên cứu đạt được Nguồn - Ý kiến các chuyên gia tại VCB Kiểm tra , Giám sát khoản vay(Xó) Tổng số lần kiểm tra trước khi

khoản vay chuyển sang nợ xấu. (-) (- ) -PGS.TS Trương Đông Lộc - Ý kiến các chuyên gia tại VCB Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh (X7) Biến giả, bằng 1 nếu KH kinh doanh từ 2 ngành trở lên, bằng 0 nếu kinh doanh 1

ngành. (-) (- )

-PGS.TS Trương Đông Lộc

- Ý kiến các chuyên gia tại VCB

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Lý do tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình là vì: + Trên cơ sở lý thuyết về các mô hình lượng xác suất được dùng trong việc phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng;

+ Nghiên cứu về đặc điểm của từng loại mô hình;

+ Sự khác biệt không đáng kể giữa mô hình lôgit và prôbit;

+ Thực tế việc sử dụng mô hình Lôgit trong việc phân tích các nhân tố tác động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng của các nghiên cứu trong và ngoài nước;

+ Tác giả chọn mô hình hồi quy Lôgit để sử dụng cho đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là phù hợp.

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X1): Theo tác giả Lê Văn Tư (2005), trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng(CBTD) sẽ ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng. Một (CBTD) có kinh nghiệm và có chuyên môn tốt không những có thể phân loại được khách hàng tốt, xấu ngay từ đầu mà còn có thể phân tích tốt khả năng tài chính của khách hàng, dự báo được tình hình để tư vấn cho khách hàng những

giải pháp để vượt qua những khó khăn nhất thời. Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng một (CBTD) càng làm việc lâu năm thì càng có kinh nghiệm và trình độ trong việc thẩm định, quản lý khoản vay cũng như tư vấn , hỗ trợ cho khách hàng trong việc giải quyết khó khăn. Kinh nghiệm của CBTD tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Tình hình sử dụng vốn vay (X2): Theo nghiên cứu của PGS.TS Trương Đông Lộc (2011) thì khi bất kỳ một khoản cấp tín dụng nào, ngân hàng đều quan tâm đến việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Điều nay cho thấy nếu việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Đảm bảo nợ vay (X5): Theo Nguyễn Văn Tiến (1999) thì khả năng thu hồi nợ của các khoản vay có đảm bảo thì chắc chắn hơn khoản vay không có đảm bảo. Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng nếu tỷ lệ của số tiền vay trên giá trị TSĐB càng lớn thì rủi ro của khoản vay càng cao, có nghĩa là tỷ lệ cho vay trên TSĐB có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng.

Kiểm tra, giám sát khoản vay (): Theo nghiên cứu của PGS.TS Trương Đông Lộc (2011) thì một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát sau giải ngân không được chặt chẽ, thông thường khi một khoản vay đã chuyển sang nợ xấu thì số lần kiểm tra, giám sát sẽ tăng lên, vì vậy việc đo lường bằng cách lấy tổng số lần kiểm tra , giám sát khoản vay trước khi chuyển sang nợ xấu hoặc đến 31/12/2013 và kỳ vọng rằng nếu số lần kiểm tra càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp.

Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh (X7): Theo nghiên cứu của PGS.TS Trương Đông Lộc (2011) thì trong nền kinh tế, mổi ngành hàng đều có một chu kì sống của nó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng: khách hàng càng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh thì rủi ro tín dụng cho ngân hàng càng thấp.

Loại kỳ hạn (X3): Theo các nghiên cứu trước; Ý kiến các chuyên gia của khối quản trị rủi ro tại VCB; Tình hình thực tế tại VCB thì: Về mức độ rủi ro, rõ ràng các khoản vay trung và dài hạn có rủi ro tín dụng cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trường trong khoảng thời gian dài hơn.Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng đối với khách hàng vay trung dài hạn và khách hàng vay ngắn hạn thì rủi ro tín dụng đối với khoản vay trung dài hạn nhiều hơn.

Loại TSĐB (X4): Theo các nghiên cứu trước đây; Ý kiến các chuyên gia của khối quản trị rủi ro VCB; Tình hình thực tế tại ngân hàng VCB giai đoạn năm 2012 - 2018 thì đối với TSĐB cho khoản vay là động sản thì rủi ro thấp hơn bất động sản vì trong gia đoạn này thị trường bất động sản luôn biến động và có lúc đóng băng. Những khoảng nợ xấu phần lớn rơi vào các doanh nghiệp bất động sản hoặc khách hàng vay tiền đầu tư vào bất động sản. Trong nghiên cứu này này, tác giả kỳ vọng rằng đối với khoản vay mà tài sản thế chấp là bât động sản thì mang lại rủi ro cao hơn.

CHƯƠNG 4 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB

4.1.1 Giới thiệu Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trải qua hơn 56 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Vietcombank hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 560 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 111 Chi nhánh; 441 PGD; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại phía Nam; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ (đã được phê duyệt và dự kiến khai trương hoạt động trong thời gian tới); 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hồ Chí Minh (đã được phê duyệt và chuẩn bị khai trương trong năm 2019); 04 Công ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 16.800 cán bộ nhân viên.

Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.536 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới...

4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu cơ bản

4.1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng thu nhập Tỷ đồng 24.879 29.406 39.278

Tổng chi phí Tỷ đồng 9.950 11.866 13.611

Lợi nhuận trước

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 6.851 9.110 14.622 Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp Nhìn chung tổng thu nhập của VCB tăng trưởng đều qua các năm từ năm 2016 đạt 24.879 lên 39.278 năm 2018. Với tốc độ thu nhập như vậy đó là tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thu nhập tăng cũng dẫn đến lượng chi phí tăng tương ứng qua các năm. Cụ thể năm 2016 là 9.950, năm 2017 là 11.866 và 13.611 năm 2018. Tốc độ tăng chi phí cũng tương xứng với tốc độ tăng thu nhập. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng tăng trưởng đều qua các năm, năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt 14.622, đây là con số tương đối cao và cao gấp 2 lần so với năm 2016.

4.1.2.2 Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế

Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế của VCB trong giai đoạn 2016 - 2018 được

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w