4. Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả (KPI)
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá:
• Doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tuyến (Online Revenue)
• Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) = Số lượng đạt được mục tiêu hành động/ Số lượng truy cập vào hệ thống: là tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành động mong muốn. Hành động này có thể ở dưới rất nhiều dạng khác nhau với các website khác nhau. Đó có thể là việc mua hàng, đăng ký thành viên, đăng ký nhận newsletter…
• Tỉ lệ quay lại của người truy cập cũ: cho biết website của công ty có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung website. • Tỉ lệ người truy cập rời bỏ website (Bounce Rate): là tỷ lệ % lượng truy cập vào
website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác.
• Số trang xem/ truy cập: phản ánh sự hấp dẫn của website đối với người xem. Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy cập chỉ ra nội dung của website đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang. Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
• Tác động thương hiệu:
• Cải thiện khả năng hiển thị trong tìm kiếm tương đồng với các cải thiện khả năng hiển thị tổng thể - quảng cáo
• KPI liên kết: KPI này vẫn là thông số quan trọng để cải thiện khả năng hiển thị công cụ tìm kiếm, và liên kết (cùng với nội dung) là yếu tố chính cho SEO dài hạn.
PPC
1. Khái niệm
PPC (Pay Per Click) : là hình thức xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền. Chi phí cho mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Tất nhiên khi sử dụng dịch vụ PPC thì bạn cần quan tâm tới việc tối ưu hóa quảng cáo nhằm có thứ hạng cao hơn và chi phí (CPC) thấp hơn.
PPC (Pay Per Click): ta hiểu nôm na PPC là hình thức tính tiền theo Click chuột. Đây là một mô hình quảng cáo trên Internet được sử dụng cho các website, blog hay forum, trong đó các nhà quảng cáo phải trả tiền host của họ khi mà quảng cáo của họ được click. Với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…, các nhà quảng cáo thường đấu giá thầu trên cụm từ khóa có liên quan đến thị trường hay mục tiêu của họ. Các website thường được tính giá cố định cho mỗi nhấp chuột thay vì sử dụng hệ thống trọn gói như banner tĩnh, textlink…
2. Cách thức triển khai
Mô hình PPC hoạt động dựa trên chi phí cho mỗi nhấp chuột (CPC – Cost per Click). Đó là số tiền nhà quảng cáo phải trả tiền cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… và các nhà xuất bản khác cho mỗi lần nhấp chuột duy nhất về quảng cáo của mình mà mang đến một người dùng vào trang web của mình.
Quảng cáo PPC trên Google Search
Hiện tại, người ta thường sử dụng PPC để thu hút những khách hàng tiềm năng nhất truy cập đến website của họ, từ đó tăng khả năng bán hàng, mở rộng thương hiệu…
Vậy PPC là gì? Hiển thị ở trên các công cụ tìm kiếm cũng như website như thế nào? Đó chính là việc mà các quảng cáo sẽ được xuất hiện theo truy vấn từ khóa phù hợp theo danh sách những từ khóa mà nhà quảng cáo yêu cầu. Ngoài ra thì nội dung quảng cáo còn hiển thị theo những nội dung mà người dùng quan tâm. Hình thức quảng cáo PPC theo kiểu như trên được gọi là quảng cáo tài trợ, đây là hình thức được biết đến nhiều nhất hiện nay với quảng cáo Google Adword.
Việc định giá cho mỗi click chuột phụ thuộc vào mức cạnh tranh của từ khóa đó. Mặc dù vậy thì tình trạng cạnh tranh giữa các đối thủ với nạn click tặc diễn ra rất nhiều ở Google Adword. Vì vậy bạn cần có những tính toán hợp lý để không bị lỗ khi tham gia quảng cáo với Google Adword hoặc những network CPM khác.
2.1. Áp dụng dữ liệu PPC vào chiến lược SEO
Google đòi hỏi các nhà tiếp thị có thể đo lường những nỗ lực họ đã bỏ ra khi sử dụng AdWords. Do đó, hãng đã cung cấp dữ liệu từ khóa để các nhà phát triển tận dụng chúng.
Nếu một trang web trong chiến dịch quảng cáo PPC hoạt động tốt, nó sẽ giúp listing hữu cơ đạt được vị trí hàng đầu, mặc dù mức độ người dùng lựa chọn quảng cáo so với listing hữu cơ có thể có đôi chút khác nhau.
một trong những cách đó.
Bước 1: Xác định top các trang đích hàng đầu trong chiến dịch PPC
Nếu sử dụng Google Analytics, từ bảng điều khiển Dashboard bạn hãy click vào Acquisition > Adwords > Destination URLs. Giả sử bạn có đầy đủ thông tin về tỉ lệ chuyển đổi được thiết lập ở đây, nó sẽ cung cấp cho bạn tất cả những gì cần thiết để xác định trang web nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Sau khi lọc ra trang chủ, hãy sắp xếp số liệu chuyển đổi tùy ý, bổ sung Từ khoá, sau đó top 100 trang đích/ kết hợp từ khóa của chiến dịch PPC sẽ xuất hiện. Doanh thu luôn luôn là một tín hiệu tốt mà mọi người mong muốn nhìn thấy nhất trong báo cáo này.
Bước 2: Kéo dữ liệu thứ hạng
Bước tiếp theo bạn cần làm là kéo dữ liệu thứ hạng cho các từ khóa liên quan trong Google Webmaster Tool. Bạn có thể truy cập dữ liệu này trong Google Analytics từ Bảng điều khiển Dashboard > Acquisition > Search Engine Optimization > Queries, hoặc trong Google Webmaster Tools.
Xác định thời gian lưu trữ dữ liệu lớn nhất có thể (90 ngày) rồi tải báo cáo xuống. Sau đó sử dụng VLOOKUP để kéo dữ liệu này vào bảng tính có chứa top các trang đích/ từ khóa kết hợp hàng đầu.
Bước 3: Hình
chiến lược SEO
Sau khi đã biết website của mình ở vị trí nào trong tìm kiếm hữu cơ cho top các trang đích/ kết hợp từ khóa, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu thiết lập chiến lược SEO cho website của mình.
Một chiến lược rõ ràng phải đảm bảo hình thức quảng cáo PPC và các trang đích hữu cơ là đồng nhất. Gửi lưu lượng truy cập PPC cho các trang canonical hữu cơ chỉ làm tăng khả năng liên kết và chia sẻ xã hội của website (giả sử trang hữu cơ có tỉ lệ chuyển đổi tốt).
Ngoài ra, bạn có thể lọc cột Average Rank để tìm ra những trang có thứ hạng đầu tiên. Sau khi đã xác định được, hãy so sánh các số liệu SEO để xem mình nên tập trung vào đâu và những gì có thể đạt được khi đánh bại đối thủ cạnh tranh.
2.2. Những tư tưởng bổ sung về chiến lược SEO trong thế giới tìm kiếm an toàn 100% của Google
1. “Not Provided” vẫn được coi là số liệu hữu cơ
Bạn nên nhớ thông tin tỉ lệ chuyển đổi vẫn được áp dụng cho các kênh hữu cơ. Hiện nay chúng ta không thể nói một số người thực hiện tìm kiếm thông tin trên Google đã bỏ 1000 đô cho những trò bịp bợm. Nhưng chúng ta có thể nói rằng ai đó đã nhấp vào listing hữu cơ đến một trang lừa đảo và nhận về những thông tin vớ vẩn đáng giả cả 1000 đô.
Lưu ý: Bạn không nên nhầm lẫn thông tin “not provided” với vấn đề hiển thị trực tiếp lưu lượng truy cập của iOS 6. Lần cuối cùng chúng tôi kiểm tra đã phát hiện ra hệ điều hành iOS6 che giấu đến 14% lưu lượng tìm kiếm trên Google, nhưng vấn đề này đang dần được khắc phục với sự ra đời của iOS7.
2. Bing vẫn cung cấp dữ liệu từ khóa hữu cơ
Bing không sử dụng tìm kiếm an toàn, vì vậy chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những gì người dùng tìm kiếm trên website, tỉ lệ chuyển đổi, doanh số, v.v. Dữ liệu của Bing có thể giúp các nhà làm SEO định lượng công sức đã bỏ ra, nhưng nó vẫn chỉ chia sẻ 9,1% tìm kiếm hữu cơ mà thôi.
Lưu ý: Mức độ tìm kiếm của người dùng trên 2 công cụ Bing và Google có thể có đôi chút khác nhau.
3. Dữ liệu truy vấn tìm kiếm trên Google Webmaster Tool hé lộ một phần thông tin cần thiết
Google cho phép chúng ta truy cập top 2.000 truy vấn tìm kiếm hàng đầu mỗi ngày. Sau khi hiểu được giới hạn này, báo cáo truy vấn tìm kiếm có thể là vô giá vì nó cung cấp những thông tin ban đầu về cách website của bạn hoạt động như thế nào từ bên trong hàng rào của Google. Mới đây, gã khổng lồ tìm kiếm cũng đã cho biết hãng sẽ tăng thời gian dự trữ dữ liệu lên đến một năm!
Bằng cách liên kết Google Webmaster Tools với AdWords, Google cũng đã cung cấp cho chúng ta một bản báo cáo sử dụng dữ liệu truy vấn tìm kiếm tương tự mà không chứa những con số chính xác (không làm tròn).
Kết luận
Rõ ràng, theo dõi dữ liệu cấp trang hiện nay là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết. Google đã buộc các chuyên gia SEO phải nhìn nhận trang web nào đang được xếp hạng, cũng như dự đoán hiệu suất của website và hình thành chiến lược SEO dựa trên một số nguồn thông tin có sẵn khác.
Trong tương lai, Google có thể cho phép chúng ta truy cập hơn nữa vào dữ liệu truy vấn tìm kiếm chi tiết trong Google Webmaster Tools. Như đã đề cập ở trên, gã khổng lồ tìm kiếm đã công bố tăng thời gian lưu trữ dữ liệu từ 90 ngày lên đến 1 năm. Đây có thể là một dấu hiệu đáng mừng cho các nhà làm SEO.
3. Giải pháp tối ưu hóa PPC