5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Các yếu tố tác động đến thanhtra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
vụ
1.1.4.1. Chất lượng thể chế về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
Để tiến hành hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ nói riêng, các cơ quan thanh tra ngành nội vụ phải căn cứ và thể chế, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Hoạt động thanh ta chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ có tính chất khá đặc thù, riêng biệt, không giống như hoạt động quản lý và cũng không phải là hoạt động tư pháp. Hoạt động thanh tra được thực hiện dựa trên việc xem xét cơ sở hồ sơ vụ việc và quy định của pháp luật; đồng thời phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển thực tiễn.
Thể chế về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ là hệ thống các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực nội vụ. Đó là tổng hợp các quy tắc, quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nội vụ có tính chất bắt buộc nhằm thiết lập trật tự cho các lĩnh vực tại ngành nội vụ. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên nhằm hướng tới các hành vi của chủ thể có liên quan đến lĩnh vực nội vụ được diễn ra trong một khuôn khổ mà chủ thể quản lý nhà nước mong muốn. Đồng thời cũng là những căn cứ pháp lý để cơ quan thanh tra nội vụ, người có
29
thẩm quyền đánh giá và xác định mức độ chấp hành đúng pháp luật cũng như vi phạm pháp luật của tổ chức, cán bộ, công chức trong hoạt động nội vụ. Từ đó giúp cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp phù hợp để thiết lập trật tự nội vụ trên thực tiễn. Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ mang tính đa ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó, đòi hỏi chất lượng thể chế, hệ thống pháp luật ngành nội vụ mang tính chất phân hóa cao theo từng lĩnh vực như: hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính; chế độ chính sách... Điều này yêu cầu chính các chủ thể tiến hành thanh tra nội vụ phải có những tập hợp kiến thức cơ bản về hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên ngành nội vụ đồng thời đòi hỏi tính chuyên sau của từng lĩnh vực trong nội vụ. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định nên chất lượng của cuộc thanh tra. Bên cạnh đó hoạt động thanh tra nội vụ phụ thuộc rất nhiều vào những quy định của pháp luật về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nội vụ. Bởi cơ quan thanh tra nội vụ nếu được luật hóa bằng các quy định hợp pháp, hợp lý khi đó các chủ thể tiến hành thanh tra nội vụ sẽ được tạo điều kiện độc lập về mặt thẩm quyền. Điều này tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hiệu quả hoạt động thanh tra nội vụ. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và thống nhất sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động liên quan đến nội vụ được diễn ra theo một trật tự hợp lý, giúp cho các cơ quan quản lý (trong đó có cơ quan thanh tra nội vụ) có cơ sở xác định rõ mức độ vi phạm và là căn cứ khi xử lý. Các định rõ ràng, đúng đắn và quyền hạn, trách nhiệm của cá cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nội vụ, từ đó tạo niềm tin và sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư và toàn xã hội.
1.1.4.2. Năng lực thực thi công vụ của các chủ thể thực hiện thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
Trong bộ máy thanh tra chuyên ngành lĩnh vực nội vụ, con người vừa là chủ thể quản lý (được nhà nước trao quyền) nhưng đồng thời cũng là lực
30
lượng trực tiếp thực thi công vụ. Với tư cách chủ thể quản lý, những thanh tra viên có thể ra các quyết định quản lý nhằm hướng tới các đối tượng quản lý thực hiện. Do vậy, đòi hỏi họ phải đáp ứng được những yêu cầu cảu người ra quyết định, khả năng thu thập và xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp tốt. Các thanh tra viên phải nắm vững uy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của mình, nắm vững nghiệp vụ, có chuyên môn sâu, thể hiện đạo đức công vụ về sự liêm chính, tinh thần công minh, trung thực, khách quan,.. đòi hỏi ở mức độ cao hơn với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Bên cạnh đó, lĩnh vực nội vụ cũng được coi là một trong những lĩnh vực “nhạy cảm”, “liên quan đến quyền lợi của nhiều tổ chức, cá nhân”. Vì vậy chủ thể thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ đòi hỏi cần có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, bên cạnh đó phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt để xử lý các tình huống đặt ra.
Nếu chất lượng nguồn nhân lực trong thanh tra nội vụ không được đảm bảo về trình độ, chuyên môn, không đảm bảo về đạo đức công vụ, không được sắp xếp hợp lý về vị trí, phù hợp với trình độ chuyên môn sẽ dẫn đến tác động trực tiếp như không tạo ra được sự phối kết hợp trong hoạt động thanh tra, không đủ trình độ để xác định được mức độ vi phạm,... Những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là định hướng cho công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ cán bộ thanh tra nội vụ có đủ năng lực tạo chất lượng hoạt động thanh tra ngày càng tốt hơn.
1.1.4.3. Quá trình cải cách nền hành chính nhà nước
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đặt ra những yêu cầu chung nhất đối với công tác thanh tra nói chung cũng như thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ nói riêng với định hướng xây dựng một chế độ dân chủ thì cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay đã đặt ra những yêu cầu hết sức cụ thể đối với hoàn thiện ngành nội vụ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành đồng bộ trên bốn mặt: cải cách thể chế
31
hành chính; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính. Để tăng cường công tác thanh tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong công tác bổ nhiệm; bổ nhiệm lại; quản lý, sử dụng biên chế; tuyển dụng, nâng ngạch công chức; thăng hạng chức danh nghề nghiệp; đánh giá hồ sơ công chức, viên chức; đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định hiện hành để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Từ đó, đặt ra những đòi hỏi rất lớn cho lĩnh vực nội vụ như: cần làm như thế nào để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, kịp thời chấn chỉnh những sai sót và nêu gương điển hình đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm, thành lập các đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính, tiến hành kểm tra đột xuất về cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương. Bao gồm: kiểm tra trách nhiệm tại các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính; kiểm tra bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện quy trình về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính và việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ, những việc không được làm, quy tắc ứng xử, văn hóa công sở của cán bộ, công chức. Thanh tra ngành nội vụ là ngành mới vì vậy trong quá trình thực hiện, triển khai nhiệm vụ cần phải có cơ sở pháp lý và áp dụng vào tình hình thực tiễn một cách khoa học.