Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện nhiệm vụ thanhtra trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện nhiệm vụ thanhtra trong lĩnh vực

vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Vị trí, chức năng

Tổ chức Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ thực tế là tổ chức thanh tra của Bộ Nội vụ, thanh tra Sở Nội vụ, đây là các cơ quan thanh tra nhà nước về ngành nội vụ.

3.2.1.2. Vể cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự

Tính đến ngày 31/12/2019, Thanh tra Sở hiện tại có 02 người. - Về hình thức: 02 biên chế.

- Về trình độ chuyên môn: 02 trình độ đại học.

- Về chuyên ngành đào tạo: 01 chuyên ngành Luật, 01 chuyên ngành khác.

- Về ngạch công chức: 02 thanh tra viên.

- Về trình độ lý luận chính trị: 01 trình độ trung cấp.

Từ số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán bộ công chức Thanh tra Sở có trình độ chuyên môn đại học chiếm 100%, tỉ lệ cán bộ có chuyên môn về luật chiếm 50%; tỷ lệ thanh tra viên là 100%; Lãnh đạo Thanh tra Sở đều đã trải nhiều qua bồi dưỡng chuyên môn. Xét về tổng thể, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ như đã nói trên sẽ tạo nhiều cơ hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra tương đối

45

mỏng là thách thức trong công tác quản lý, điều hành nhằm đảm bảo mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về cơ cấu tổ chức, Thanh tra Sở Nội vụ có Chánh Thanh tra và 01 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra Sở là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở. Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra thành phố.

Phó Chánh Thanh tra Sở là người giúp việc Chánh Sở, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở và trước pháp luật về lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công. Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở.

Thanh tra Nội vụ tỉnh Thái Nguyên (gọi tắt là thanh tra Sở) là cơ quan trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, phân loại, xử lý đơn thư và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi phẩm quyền của Sở Nội vụ và giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

3.2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn

Thanh tra Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm

Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở; Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về công tác nội vụ, quy tắc quản lý

46

ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao; Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra; Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở; Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết; Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.

Bên cạnh các nhiệm vụ nêu trên, cũng có thời kỳ Thanh tra Sở nội vụ được giao thực hiện công tác pháp chế của Sở.

Đối tượng của Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên hiện là các cơ quan, đơn vị, có sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, các tổ chức Hội, tổ chức phi chính phủ và thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành nội vụ trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 2 năm 2020 bao gồm:

47

Bảng 3.4: Tổng hợp các đối tượng thuộc thẩm quyền thanh tra của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên

STT

Tên gọi lĩnh vực sự nghiệp Số lượng ĐV (ĐV) Biên chế (Biên chế) Tổng cộng 807 25.631 I Thuộc UBND cấp Tỉnh 8 654

1 ĐV sự nghiệp do NSNN bảo đảm chi TX 4 533

2 ĐV sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi

TX 4 121

3 ĐV sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi TX 0 0

4 ĐV sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi TX và chi đầu

tư 0 0

II Thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

tỉnh 129 7.760

1 ĐV sự nghiệp do NSNN bảo đảm chi TX 65 2.178

2 ĐV sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi

TX 48 5.551

3 ĐV sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi TX 16 31

4 ĐV sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi TX và chi đầu

tư 0 0

III Thuộc UBND cấp huyện 670 17.217

1 ĐV sự nghiệp do NSNN bảo đảm chi TX 657 16.556

2 ĐV sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi

TX 13 661

3 ĐV sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi TX 0 0

4 ĐV sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi TX và chi

đầu tư 0 0

48

Thực trạng nêu trên cho thấy đối tượng của Thanh tra Sở nội vụ tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 57)