Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanhtra trong lĩnh vực nội vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanhtra trong lĩnh vực nội vụ

(Đơn vị tính: cuộc) STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%)

1 Số cuộc thanh tra 37 43 55 121,92

2 Xử lý 5 7 9 134,16

Nhắc nhở 6 7 9 134,16

Xử lý, kiến nghị xử lý 0 0 0 0,00

Phạt tiền, thu hồi 0 0 0 0,00

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo năm của Thanh tra Sở Nội vụ, tỉnh Thái Nguyên)

Như vậy, qua 3 năm từ 2017 đến 2019, thanh tra ngành nội vụ tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thanh tra 135 cuộc, trong đó đã nhắc nhở 21 đơn vị vi phạm nhưng không áp dụng biện pháp xử lý, phạt tiền hay thu hồi tài sản.

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên vụ tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Chất lượng về thể chế trong thanh tra chuyên ngành lĩnh vực nội vụ

Lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng từ công cuộc cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Trong đó, chú trọng về cải

56

cách bộ máy hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thanh tra ngành nội vụ tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời chấn chỉnh những sai sót, tiếp thu những thành tựu mới để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước nói chung.

Hệ thống văn bản pháp luật về công tác thanh tra chuyên ngành nội vụ ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, giúp cho thanh tra chuyên ngành nội vụ tỉnh Thái Nguyên có cơ sở để thực thi nhiệm vụ. Cùng với Luật Thanh tra 2010 được ban hành, Nghị định 90/2012 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nội vụ hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành nội vụ đã xây dựng một nền tảng pháp lý chắc chắn, khoa học hơn cho tổ chức thanh tra và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ tỉnh Thái Nguyên.

3.2.3.2. Năng lực thực thi công vụ của các chủ thể thực hiện thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ

Thanh tra Sở đã xây dựng kế hoạch công tác thanh tra hàng năm theo hướng dẫn công tác thanh tra của Bộ Nội vụ phù hợp với tình hình thực tế. Thanh tra Sở đã tổ chức thành công các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng thanh tra nội vụ.

3.2.3.3. Quá trình cải cách hành chính nhà nước

Trong những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đẩy mạnh cải; cách hành chính; trọng tâm là cải cách thể chế, tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; hiện đại hóa hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”…

Bên cạnh việc củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, UBND tỉnh đã từng bước trang bị cơ sở vật chất của các trung tâm giao dịch hành chính “một cửa” từ tỉnh, thành phố đến các phường xã. Đến này, cả 9 huyện, thành phố đều có các trung tâm giao dịch hành chính theo cơ

75

đang trong quá trình tinh giản biên chế vì vậy cơ cấu ở các phòng, sở, ban ngành đang ở mức cố định, cộng thêm đó là khối lượng công việc và xu hướng cải cách hành chính diễn ra trên diện rộng, buộc đội ngũ công chức, thanh tra viên chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ phải thay đổi. Giải pháp đưa ra đối với những công chức, thanh tra viên đã và đang hoàn thành nhiệm vụ ở mức “đạt”, cần hướng chuyển đổi sang ngưỡng “tốt” và “rất tốt”.

Trước mắt, đối với số lượng công chức có trình độ đại học nhưng không phải chuyên ngành nội vụ (luật, hành chính) cần phải đào tạo học tập qua lớp tập huấn về pháp luật hành chính để có thể tham gia các đoàn thanh tra kiểm tra chuyên ngành đạt hiệu quả; có kế hoạch yêu cầu công chức có trình độ chưa đạt chuẩn phải học tập bổ sung nhằm chuẩn hoá trình độ; cơ cấu thanh tra viên ở các phòng, ban phù hợp bằng cách phân bổ chỉ tiêu học tập, thi nâng ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính hàng năm hợp lý trong đó lưu ý đến độ tuổi, địa bàn vùng sâu vùng xa.

Xây dựng quy chế làm việc thống nhất, chặt chẽ và khoa học, công chức, thanh tra viên, nguời lao động có phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiện đại. Để làm được điều này cần phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ; có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, có những chính sách khuyến khích, động viên cán bộ thanh tra phát huy khả năng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời hạn chế tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình công chức thanh tra thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các công chức, nhân viên thanh tra trong quá trình thực thi công vụ. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ cần ban hành quy chế công vụ một cách cụ thể điều chỉnh hoạt động của cán bộ làm công tác thanh tra bảo đảm nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hoạt động của mình. Qua đó, cán bộ làm công tác thanh tra phải tự giác báo cáo với cấp có thẩm quyền các mối quan hệ chính trị, xã hội của mình có ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra đồng thời xây dựng quy định đặc thù áp dụng đối với thanh tra viên, trưởng đoàn thanh tra để bảo

76

đảm tính chính xác, trung thực, khách quan của các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

Thứ hai, thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và

cộng tác viên.

Lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo thanh tra Sở phải quan tâm hơn nữa và coi công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ là việc làm thường xuyên đối với hiệu quả của công tác hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn cho từng chức vụ, từng vị trí công tác cụ thể; rà soát đối chiếu những kiến thức mà công chức còn thiếu để đưa đi bồi dưỡng; căn cứ vào nghiệp vụ của từng ngạch, từng vị trí công tác để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đúng người, đúng vị trí, không đào tạo tràn lan gây lãng phí thời gian và kinh phí.

Việc bồi dưỡng có thể dưới nhiều hình thức khác nhau: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và nước ngoài; chú ý tới việc đào tạo và bồi dưỡng các kiến thức tổng hợp và chuyên ngành cho đội ngũ thanh tra viên, các kiến thức về công tác nghiệp vụ, học hỏi các kinh nghiệm thực tế; trau dồi liên tục các kiến thức mới phù hợp với thời đại.

Cần thiết kế nội dung đào tạo không nên quá nặng về kiến thức lý luận chung mà cần chú trọng đến kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra để phát hiện các hành vi vi phạm, nhằm kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong giai đoạn hiện nay. Qua đó nâng cao toàn diện và đầy đủ về kiến thức và trí tuệ cho cán bộ thanh tra, có một tư duy nhanh nhạy, sắc bén, biết tổng hợp và phân tích nhanh các sự kiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Cần bố trí cho cán bộ, Thanh tra viên tham gia các lớp đào tạo chương trình thanh tra cơ bản và nâng cao tại trường Cán bộ thanh tra của Thanh tra Chính phủ hoặc đề xuất mở các lớp theo chuyên ngành của Bộ Nội vụ.

77

Thứ ba, tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ làm thanh tra và các đoàn

thanh tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ thanh tra trong quá trình thực thi công vụ.

Trong tình hình hiện nay, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám dỗ của tiền tài vật chất, nhiều cán bộ đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Những năm vừa qua trên thực tế đã có nhiều cán bộ thanh tra đã không tránh được những cám dỗ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn dẫn đến vi phạm pháp luật và đã phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Ngoài các biện pháp nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra như đã nêu trên, cần phải có những chế tài xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ suy thoái đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, có hành vi vi phạm pháp luật. Cần tích cực tuyên truyền, giáo dục cho công chức, nhân viên thanh tra, đặc biệt là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để công chức thanh tra luôn có phẩm chất đạo đức trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần đoàn kết nội bộ cao, dám phê bình trước những thói hư tật xấu; luôn gần dân, tận tình và lắng nghe ý kiến của nhân dân, đặc biệt đối với những người trực tiếp tiếp xúc với dân tạo được đức tính trung thực, giản dị, không quan liêu, cửa quyền, không thực dụng, tham nhũng và tích cực chống tham nhũng trong hoạt động công tác.

4.2.4. Minh bạch hóa thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ

Công khai, minh bạch giúp cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng. Do vậy, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động cơ quan thanh tra nói chung và cơ quan thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực nội vụ nói riêng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Mặc dù vậy, việc công khai, minh bạch về thanh tra ngành nội vụ thời gian qua vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Để khắc

78

phục vấn đề này, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên cần:

- Về chương trình, kế hoạch thanh tra

Công tác thanh tra ngành nội vụ cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể là cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thể hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thanh tra cấp dưới trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, tránh việc lợi dụng chương trình, kế hoạch thanh tra để không tiến hành thanh tra, buông lỏng quản lý và bao che cho cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, để công khai, minh bạch hơn nữa chương trình, kế hoạch thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, cần phải nghiên cứu để có quy định cụ thể về việc công khai chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm để người dân, cơ quan, tổ chức và các cơ quan báo chí có thêm thông tin giám sát hoạt động này của các cơ quan thanh tra ngành nội vụ.

- Về công bố quyết định thanh tra

Các cơ quan có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định pháp luật về công bố quyết định thanh tra theo hướng tạo điều kiện hơn nữa để các cơ quan báo chí hay người dân có cơ hội tiếp cận tham gia buổi công bố quyết định, đại diện người lao động, tổ chức công đoàn … của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, qua đó phát huy vai trò của báo chí, cơ quan tổ chức khác và người dân trong việc hỗ trợ công tác thanh tra. Bên cạnh đó, là nhằm tăng cường công tác giám sát đối với hoạt động của đoàn thanh tra.

- Tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra

Theo quy định tại Quyết định số 588/2004/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật tài liệu nhà nước thì “Thông tin, tài liệu vè nội

79

dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức là tài liệu mật”. Quy định này nhằm đảm bảo cho hoạt động của đoàn thanh tra không chịu sức ép từ dư luận xã hội cũng như đảm bảo tính chủ động của các cơ quan thanh tra nói chung và Đoàn thanh tra nói riêng. Tuy nhiên, việc xác định độ mật của các thông tin, tài liệu như trên cũng có điểm hạn chế, bởi nó có thể dẫn đến sự khép kín trong nội bộ đoàn thanh tra, thậm chí có thể tạo khe hở cho việc lợi dụng, làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động thanh tra. Do vậy, cần bổ sung quy định để vừa đảm bảo hoạt động thanh tra được đúng pháp luật, nhưng có thể hạn chế được việc can thiệp trái pháp luật tới hoạt động thanh tra. Để thực hiện được yêu cầu này thì trước hết phải rà soát các quy định hiện hành nhằm tăng cường công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thanh tra. Trên cơ sở đó, xác định rõ những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra có thể được công khai nhằm tạo sự ủng hộ từ phía người dân, báo chí đối với công tác thanh tra. Đồng thời, quy định cụ thể các thông tin, tài liệu không được phép công khai trong quá trình tiến hành thanh tra (những thông tin có thể tác động hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc những thông tin không có lợi cho hoạt động của đoàn thanh tra,…) cũng như những thông tin, tài liệu chỉ được công khai khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

- Quy định đầy đủ về việc công khai kết luận thanh tra

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì kết luận thanh tra phải được công khai. Đây là một trong những quy định tiến bộ của pháp luật về thanh tra. Trên thực tế, quy định này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thời gian qua. Các kết luận thanh tra được công khai dưới hình thức gửi kết luận cho đối tượng thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra tại nơi được thanh tra. Tuy nhiên, việc công khai các kết luận thanh tra là vấn đề cần được xem xét và đổi mới. Để phát huy được mục đích của việc công khai kết luận thanh tra, đảm bảo thuận lợi và đúng tinh thần của pháp luật thì cần xác định rõ hình thức

80

công khai cho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù. Qua đó, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là các cơ quan báo chí có thể tiếp cận kết luận thanh tra và giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả kết quả cuộc thanh tra.

- Hoàn thiện quy định về công khai xử lý kết luận thanh tra

Cần quy định rõ việc xem xét, xử lý kết luận tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Ngoài ra, để nâng cao tính minh bạch với hoạt động thanh tra, cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra. Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thành tra như: việc thực hiện quyền niêm phong tài liệu, quyền kiểm kê tài sản hay việc sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra trong quá trình thanh tra ...đồng thời công khai các quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có thể tiếp cận để thực hiện, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, muốn hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ tại tỉnh Thái Nguyên đạt kết quả cao và minh bạch thì sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của các thành phần tham gia: tổ chức kinh tế - xã hội, người dân là đặc biệt quan trọng:

+ Đề cao vai trò giám sát, tham gia của các tổ chức kinh tế - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,…), công khai quá trình thanh tra và kết quả thanh tra với mỗi sự việc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 64)