5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên là 3.562,82km2.
Tọa độ địa lý của tỉnh Thái Nguyên từ 20020′ đến 22025′ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa dân tộc, trung tâm các hoạt động văn hóa, giáo dục của vùng núi phía Bắc. Với 6 trường Đại học và trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học của các tỉnh miền núi phía Bắc. Với vị trí này Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hiện nay.
Với vị trí thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, các biên giới Trung Quốc 200km, cảng Hải Phòng 200km. Thái Nguyên còn là điểm nút lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa Khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng Sơn; Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
39
3.1.1.2. Địa chất
Thái Nguyên là một tỉnh mà chủ yếu là đồi núi (chiếm 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do địa hình và khí hậu đất đồi núi nên tỉnh bị phong hóa mạnh, nhanh, triệt để, đồng thời cũng bị xói mòn, rửa trôi khi bị mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra. Các loại đất chính: đất phù sa là 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi đắp hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đông Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa trên địa bàn tỉnh có độ chua thấp, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển cây nông nghiệp, đặc biệt các cây ngắn ngày như lúa, ngô, rau mầu.Đất bạc mầu chỉ có diện tích là 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bỏ chủ yếu ở các huyện phía nam tỉnh. Đất dốc tụ diện tích là 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn của vùng đồi núi dốc. Loại đất này phù hợp với cây ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất đỏ vàng diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bổ phân bố ở hầu hết các vùng thung lũng trên địa bàn thuộc các huyện Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai và được dùng để trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3. Khí hậu
Do tỉnh Thái Nguyên nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu chia là 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều ở phía Bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công.
40
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Sự đa dạng về khí hậu của tỉnh Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về cây trồng vật nuôi. Đặc biệt ở Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Đây cũng chính là cơ sở cho sự đa dạng hóa về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, phát huy được lợi thế sinh thái của tỉnh.
3.1.1.4. Điều kiện địa hình
Là một tỉnh miền trung du, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Thái Nguyên được bao bọc bởi dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Với địa hình này được chia thành ba vùng rõ rệt.
Vùng thứ nhất: Vùng địa hình núi bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc- Đông Nam. Vùng này ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương.
Vùng thứ hai: vùng địa hình đồi cao và núi thấp. Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc các huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan xen với dải đồi cao và nhiều thung lũng.
Vùng thứ ba: vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi. Địa hình gồm các vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng phẳng và tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ.
Với sự đa dạng của địa hình như này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.
41