Tình hình hoạt động thanhtra trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Tình hình hoạt động thanhtra trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên

vực, ngành nghề, phân bổ ở nhiều địa bàn. Do đó để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đòi hỏi tổ chức, bộ máy và hoạt động của thanh tra ngành nội vụ ở địa phương phải được cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng và tinh thông về chất lượng, phương pháp tổ chức triển khai các hoạt động thanh tra cũng cần phải có cơ sở pháp lý và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3.2.2 Tình hình hoạt động thanh tra trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên Nguyên

3.2.2.1. Lập kế hoạch thanh tra

Mục đích của việc lập kế hoạch thanh tra:

- Nhằm nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thông qua việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu, đánh giá đúng thực trạng, tình hình, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật của người đứng đầu trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

- Kịp thời phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát hiện và chỉ ra những tồn tại, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

Yêu cầu của việc lập kế hoạch thanh tra:

- Trường Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.

49

- Đoàn thanh tra thực hiện chức năng, quyền hạn theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật có liên quan đến cuộc thanh tra.

- Kết quả thanh tra phải chính xác, khách quan; kết thúc làm việc phải lập biên bản chi tiết từng nội dung thanh tra theo đúng quy định.

3.2.2.2 Hình thức thanh tra

Luật Thanh tra năm 2010 quy định hình thức thanh tra bao gồm thanh tra thường xuyên, thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Theo Luật thanh tra năm 2010, “Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”. Tuy nhiên Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành chỉ quy định về hình thức thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Đến nay cũng chưa có quy định cụ thể về hoạt động thanh tra thường xuyên để các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tổ chức thực hiện.

Phân loại theo tính kế hoạch thì hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ được thực hiện dưới ba hình thức: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.

Thứ nhất, thanh tra theo kế hoạch là việc hàng năm căn cứ theo văn bản chỉ đạo của Thanh tra Bộ nội vụ, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, Thanh tra Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt. Việc thanh tra theo kế hoạch thường chiếm khoảng 70% thời gian và lực lượng của thanh tra Sở, còn lại khoảng 30% dự phòng cho hoạt động thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Thứ hai, thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

50

Thứ ba, thanh tra đột xuất thường được tiến hành khi có những vấn đề nổi cộm cần phải xem xét, giải quyết tức thời khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của quần chúng, công luận, báo chí và theo sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên nhằm giải quyết các vấn đề dư luận bức xúc.

Phân loại theo góc độ quy mô, phạm vi thanh tra được thực hiện trên diện rộng và diện hẹp.

Thanh tra trên diện rộng, thường được áp dụng nhằm đánh giá kết quả tổng thể việc chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành trên hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để chỉ ra ưu điểm và có hướng khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc ban hành chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.

Thanh tra trên diện hẹp, thường được tiến hành ở một địa phương, một đơn vị cụ thể để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc để giải quyết một vụ việc vi phạm chính sách, cơ chế quản lý, một vụ việc tiêu cực, tham nhũng do nhân dân phản ánh qua đơn thư khiếu nại, tố cáo; thanh tra theo chuyên đề với những nhóm đối tượng nhỏ và thực hiện trong thời gian ngắn.

(Đơn vị tính: Cuộc)

Biểu đồ 3.2: Số cuộc thanh tra chuyên ngành nội vụ giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

25 32 39 7 5 8 9 3 7

Số cuộc thanh tra theo kế hoạch

Số cuộc thanh tra thường xuyên

51

Như vậy, từ năm 2017 đến năm 2019 số cuộc thanh tra chuyên ngành nội vụ tăng từ 37 lên 55 cuộc (tăng bình quân 21,92%/năm). Trong đó: Số cuộc thanh tra theo kế hoạch tăng từ 25 cuộc lên 39 cuộc (tăng bình quân 24,90%/năm), số cuộc thanh tra thường xuyên tăng từ 7 lên 9 cuộc (bình quân tăng 13,39%/năm), số cuộc thanh tra đột xuất tăng từ 5 lên 7 cuộc (bình quân tăng 18,32%/năm)

(Đơn vị tính: %)

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thanh tra chuyên ngành nội vụ giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên)

Xét về tỷ trọng, qua 3 năm số cuộc thanh tra theo kế hoạch chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên dưới 70%), số cuộc thanh tra đột xuất chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.

Ở Thái Nguyên hiện nay, hình thức thanh tra được thực hiện chủ yếu là thanh tra theo kế hoạch, trên diện rộng nhằm phục vụ yêu cầu của người quản lý (Giám đốc Sở), mục đích cơ bản là để nắm bắt, đánh giá kết quả triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của ngành ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc hoạt động thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất, thanh tra diện hẹp chưa được sử dụng nhiều do số lượng công chức bố trí còn hạn chế, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, hình thức thanh tra, lựa chọn nội dung thanh tra chưa phù

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

67.568 74.419 70.909

18.919

18.605

16.364

13.514 6.977 12.727

Tỷ lệ cuộc thanh tra đột xuất

Tỷ lệ cuộc thanh tra thường xuyên

Tỷ lệ cuộc thanh tra theo kế hoạch

52

hợp với điều kiện thực tế nên hiệu quả hoạt động thanh tra chưa được như mong muốn.

Việc quá phụ thuộc vào hình thức thanh tra theo kế hoạch cho thấy có nhiều bất cập, tính khách quan thấp do đối tượng có thời gian chuẩn bị theo kế hoạch đã được cơ quan thanh tra xây dựng từ đầu năm. Bên cạnh đó, thanh tra diện rộng thường phải tập trung nhiều người xây dựng tham gia, trong khi lực lượng thanh tra chuyên trách làm công tác thanh tra nội vụ trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 02 người. Do áp lực hoàn thành kế hoạch thanh tra nên thanh tra viên thường có tâm lý làm cho xong, nghiên cứu đánh giá thiếu chiều sâu, chủ yếu dựa vào báo cáo của đối tượng thanh tra nên hiệu quả hoạt động thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Số cuộc thanh tra được tiến hành trong các hoạt động nội vụ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý ở nhiều cơ quan. Kết quả các cuộc kiểm tra chưa phản ánh đầy đủ thực trạng và chưa định hướng được cho công tác thanh tra, kiểm tra trong các năm tiếp theo. Có những đợt kiểm tra tại các sở, ban ngành, có những đợt lại kiểm tra cơ chế “một cửa” tại các UBND huyện, thành phố. Trong giai đoạn này, công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và nội vụ đang là vấn đề “nhức nhối”. Việc tổ chức kiểm tra “lệch pha” so với thanh tra dẫn đến lãng phí nguồn lực vật chất và nguồn lực con người. Không chủ động phòng ngừa được những sai phạm trong các lĩnh vực đã thanh tra.

3.2.2.3 Thực hiện nội dung thanh tra

Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên thực hiện 11 nội dung thanh tra bao gồm: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp và quản lý biên chế nhà nước; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chính quyền địa phương, địa giới hành chính; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức; lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; quy tắc nghề nghiệp của

53

cán bộ, công chức, viên chức; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tiền lương; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ; Thanh tra trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ nhà nước; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước; Thanh tra chuyên ngành trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác thanh niên; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo.

Theo báo cáo tổng hợp của Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019, Thanh tra Sở Nội vụ đã thực hiện 189 cuộc thanh tra, trong đó có 53 cuộc thanh tra hành chính và 135 cuộc thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Qua công tác thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời kiến nghị với Giám đốc Sở ban hành kết luận yêu cầu các đối tượng thanh tra khắc phục kịp thời nhiều sai phạm; kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế nhiều văn bản quy phạm liên quan đến lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp nhà nước trên địa bàn và các lĩnh vực về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính; thi đua khen thưởng; văn thư lưu trữ,…

Bảng 3.5: Tỷ lệ các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019

STT Lĩnh vực thanh tra

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%) SL (cuộc) CC (%) SL (cuộc) CC (%) SL (cuộc) CC (%) 1 Lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp và quản lý biên chế nhà nước 15 40,54 17 39,53 21 38,18 118,32 2 Lĩnh vực chính

quyền địa phương, địa giới hành chính

54

STT Lĩnh vực thanh tra

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%) SL (cuộc) CC (%) SL (cuộc) CC (%) SL (cuộc) CC (%) 3 Lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức; lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức 9 24,32 11 25,58 13 23,64 120,19 4 Lĩnh vực tiền lương 3 8,11 4 9,30 5 9,09 129,10 5 Lĩnh vực tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ 1 2,70 2 4,65 3 5,45 173,21 6 Lĩnh vực văn thư, lưu trữ nhà nước 2 5,41 2 4,65 2 3,64 100,00 7 Lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước 1 2,70 1 2,33 2 3,64 141,42 8 Lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước 2 5,41 2 4,65 3 5,45 122,47 9 Lĩnh vực quy chế dân chủ cơ sở 1 2,70 1 2,33 2 3,64 141,42 10 Lĩnh vực thi đua, khen thưởng 1 2,70 1 2,33 1 1,82 100,00 11 Lĩnh vực tôn giáo. 0 0,00 0 0,00 0 0,00 - Tổng số 37 100 43 100 55 100 121,92

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo năm của Thanh tra Sở Nội vụ, tỉnh Thái Nguyên)

Từ năm 2016 đến năm 2019, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như: tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp; lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức (tuyển dụng, sử dụng, quản lý).

Qua kiểm tra phát hiện những sai phạm, hạn chế của công tác tổ chức lập, quản lý thực hiện theo kế hoạch như: vi phạm về việc đăng ký vượt quá chỉ tiêu của cơ quan, đơn vị; tuyển dụng bằng cấp chưa đúng với chuyên môn,

55

nghiệp vụ ở nhiều phòng ban,… Từ đó kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét hoặc xử lý, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý.

Hàng năm, thanh tra chuyên ngành nội vụ tỉnh đều tiến hành kiểm tra công tác hành chính, văn thư lưu trữ tại các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Trong đó, kiểm tra về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết, việc tuân thủ quy định chuẩn của ngành để nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức. Từ đó, phát hiện kịp thời, chấn chỉnh những sai sót, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp.

Bảng 3.6: Tổng hợp vi phạm thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thanh tra trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 64)