Phương hướng chung.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

Nhà nước tiếp tục tạo môi trường kinh tế hàng hóa phát triển mà trước hết là tạo ra hành lang pháp lí đồng bộ đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân tự do sáng tạo, độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh làm ra nhiều của cải, nhưng nhà nước vẫn định hướng và kiểm soát họ đi đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời phải đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, có chính sách thu hút đầu tư, huy động nguồn lực đến các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, hỗ trợ vốn sản xuất và giúp đỡ về thông tin thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để mở rộng để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh ở các vùng có thu nhập thấp, khó khăn.

Cải cách triệt để chế độ tiền lương để tiền lương thực sự là động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, gắn bó trash nhiệm với ông việc được giao, tiền lương phải tiền tệ hóa triệt để và thực hiện phân phối theo lao động với hiệu quả kinh tế - xã hội.

Nhà nước cần đầu tư cho giáo dục và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hính sách xã hội hóa giáo dục song cần có chính sách cụ thể giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích con em người nghèo được đi học, đi học không còn là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ từng bước thự hiện xã hội hóa học tập, học tập suốt đời.

Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, không chỉ thực hiện tính ưu việt của xã hội ta mà còn yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Do vậy Nhà nước cần đầu tư tăng cường toàn diện cho ngành y tế, song cũng cần huy động sự đóng góp của dân cư thông qua bảo hiểm cho người nghèo và khuyến khích cộng đồng hỗ trợ để họ chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh. Khuyến khích các loại hình bệnh viện tư nhân, bệnh viện từ thiện phát triển để cùng với bệnh viện nhà nước chăm sóc sực khỏe cho cộng đồng tốt hơn.

Nhà nước nên có chính sách ưu đãi phù hợp để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùng có thu nhập thấp, nhưng họ vẫn thu được lợi nhuận bằng hoặc cao hơn vào các đô thị và các tỉnh đồng bằng. Khi các công trình được hình thành sẽ thu hút lao động, tạo thu nhập cho địa phương và các cụm dân cư được hình thành, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của vùng.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 27 - 28)