Định hướng chính sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2020.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

Đây là hướng chung của sự nghiệp đổi mới, là bước chuyển giai đoạn từ tăng trưởng số lượng đến tăng trưởng cả số lượng và chất lượng, là giai đoạn lấy chất lượng làm động lực tăng trưởng kinh tế.

Hơn 1 thập niên qua, mô hình tăng trưởng số lượng, dựa trên khai thác tài nguyên và lao động gia công, dựa trên thu hút vống đầu tư nước ngoài đã giới hạn và đang phát sinh nhiều tiêu cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, nhu cầu cấp bách về kinh tế và chính trị là chuyển sang mô hình phát triển bền vững, như các Đại hội của Đảng nêu là: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ

môi trường:. Như vậy, vẫn đề chính sách xóa đói, giảm nghèo phải đặt trong tiến trình chuyển sang mô hình phát triển bền vững. Vấn đề đói nghèo được giải quyết từ ba hướng gắn bó với nhau: Tăng trưởng kinh tế bền vững, tự nó đã hạn chế phát sinh đói nghèo; tiến bộ xã hội (thể hiện ở trình độ giáo dục, dân trí) là điều kiện trực tiếp giải quyết đói nghèo; bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội.

Sự chuyển đổi mô hình kinh tế không chỉ là nhu cầu của nước ta mà còn là xu thế của thời đại hiện nay, đang thách thức các nước phát triển. Nhìn từ sự nghiệp đổi mới, thì chuyển đổi mô hình kinh tế là lần đổi mới thứ hai, sau lần đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường (từ năm 1986). Đây là cơ hội lớn và thách thức lớn.

Thứ hai, tạo lập những tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề đói nghèo trong mô hình mới.

Đây là tiền đề vừa để xây dựng mô hình kinh tế mới, vừa giải quyết có hiệu quả vấn đề đói nghèo.

Xây dựng các hình thức liên kết các ngành khoa học và công nghệ với sản xuất và xây dựng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy lan tỏa hình thức liên kết “bốn nhà” (nông dân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong các dự án nông, lâm thủy sản và dịch vụ.

Phát triển các hình thức giáo dục miễn phí phổ cập về nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài thực hiện các dự án về giáo dục, ý tế, xã hội. Hướng hoạt động là nâng cao năng lực, ý thức chủ động vượt đói nghèo của người dân nông thôn, miền núi. Cách làm này hoàn toàn khác với vấn đề phong trào để ban ơn, lấy thành tích.

Về mặt quản lí nhà nước, cần có quy định về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các dự án sản xuất, xây dựng các dự án xóa đói, giảm nghèo trước khi thực hiện, nhằm thể hiện được các định hướng phát triển bền vững.

Nhà nước chỉ được phê duyệt các dự án đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài đảm bảo thực hiện mô hình phát triển bền vững. Đồng thời phải rà soát, thanh tra các khu công nghiệp, các dự án đã và đang sản xuất kinh doanh cũ thì càng tạo nguy cơ về đói nghèo.

Thứ ba, đổi mới tổ chưc và thể chế quản lý của Nhà nước theo yêu cầu đổi mới của mô hình kinh tế.

Mô hình tổ chức nhà nước và thể chế quản lý hiện nay, xét cho cùng là sản phẩm của mô hình tăng trưởng cũ. Khi mô hình tăng trưởng kinh tế đã lỗi thời kéo dài kiểu tổ chức, quản lí cũ thì càng làm cho tình hình kinh tế và xã hội phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Về khách quan, mô hình phát triển bền vững đòi hỏi và quy định mô hình tổ chức quản lý là Nha nước pháp quyền của dân được đề ra từ Đại hội I. Những vấn đề nóng trong kỳ họp Quốc hội đầu năm 2010 cho thấy những khó khăn và chậm trễ trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở một nước kém phát triển, đang phát triển. Vấn đề đói nghèo từng tồn tại lâu dài trong lịch sử. Sự tăng hay giảm đói nghèo gắn liền với trình độ phát triển của nhà nước và phản ánh bản chất nhà nước. Như vậy, đói nghèo ở phạm vi một nước là một vấn đề chính trị. Các cuộc khủng hoẵng xã hội và những biến động về chính trị đều phát sinh từ tình hình đói nghèo và bất bình đẳng xã hội.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w