Định hướng giảm nghèo nhanh và bền vững

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, định hướng giảm nghèo thời kỳ 2011 - 2020 như sau:

Thứ nhất, các chính sách giảm nghèo thường xuyên sẽ được hệ thống lại, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách hiện hành do các bộ, ngành được giao trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện, hướng vào đối tượng người nghèo, hộ nghèo. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về định hướng giảm nghèo

bền vững thời kỳ 2011 - 2020, trong đó, bao gồm các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, người nghèo; chính sách đặc thù cho địa bàn khó khăn nhất.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015. Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách trung ương để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung vào các nội dung: tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; nâng cao năng lực giảm nghèo và truyền thông; tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá các chính sách giảm nghèo tác động đến đối tượng thụ hưởng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ cơ chế, chính sách giảm nghèo để huy động nguồn lực và bố trí ngân sách tại chỗ để đầu tư.

Thứ ba, thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền, hỗ trợ trọn gói có mục tiêu cho địa phương, đi đôi với nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của người dân.

Thứ tư, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm theo chuẩn mới, riêng 62 huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 4%/năm; Tạo việc làm ổn định và đa dạng hoạt động thu nhập cho lao động nghèo; Tăng thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo lên 3,5 lần và thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo nhất tăng ít nhất 3 lần so với năm 2010; Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w