Về đổi mới tư duy và phương pháp hoạch định và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

xóa đói, giảm nghèo.

* Đổi mới tư duy về chính sách xóa đói, giảm nghèo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ ba thứ giặc đe dọa sự tồn vong của chính nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám 1945, là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Sau 30 năm kháng chiến chúng ta đã giải quyết vấn đề giặc ngoại xâm, giành được độc lập dân tộc, còn giải quyết vấn đề “giặc đói”, “giặc dốt” thì sau 35 năm chúng ta vẫn chưa có nhiều bước tiến về chất lượng phát triển. Đây là thách thức bên trong lớn nhất khi bước vào thập niên 2011-2020 với những biến đổi có tính bước ngoặt, ki giải quyết vấn đề “giặc đói” và “giặc dốt”. Nó đòi hỏi Đảng cầm quyền phải có tư duy mới và năng lực mới trong xây dựng và thức hiện chiến lược phát triển. Tư duy mới về chính sách xóa đói, giảm nghèo, trước hết là tư duy hệ thống, tức là vấn đề đói nghèo trong chiến lược chuyển sang mô hình phát triền bền vững, trong đó giải quyết vấn đề “giặc đói” và “giặc dốt” phải đồng thời, tạo điều kiện cho nhau, làm cho chính sách xóa đói, giảm nghèo mang ý nghĩa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được coi là trách nhiệm và mục tiêu của Đảng.

* Tư duy phải đi đôi với năng lực mới và phương pháp mới của Đảng.

Thứ nhất, tạo một bước phát triển chất lượng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền với ba nội dung cơ bản: mô hình tổ chức nhà nước, thể chế hoạt động, vấn đề cán bộ, nhất là cấp trưởng. Muốn vậy cần nhận thức đúng và đổi mới mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, hành pháp và tư pháp. Phân định rõ và công khai về quyền hạn và trách nhiệm cảu mỗi nhánh quyền lực.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp bằng cách thu hút tinh hoa của dân tộc (khác với cơ cấu Mặt trận Tổ quốc). Chức năng của Quốc hội không chỉ lập pháp mà đặc biệt là phảo giám sát cơ quan hành pháp bằng một tổ chức giám sát có quyền hạn rõ ràng, trước hết nhằm chống tham nhũng, lãng phí – một nguyên nhân gây ra đói nghèo.

Thứ ba, nâng cao và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước, kể cả lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo. Đảng cần tăng cường sự lãnh của mình bằng cách phát huy vai trò tư vấn, phảm biện và giám định xã hội của các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhờ đó Đảng tăng gấp bội sức mạnh trí tuệ của mình, khác với phương thức chỉ sử dụng hoạt động nội bộ cấp ủy để giải quyết vấn đề của toàn xã hội. Sự tổng kết của toàn bộ thế hệ trước về sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp của dân tốc vẫn rất đúng cho hiện nay: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đây chính là nguồn gốc của những giá trị có ảnh hưởng lâu dài của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cách làm dựa vào vốn là kinh nghiệm thành công của Đảng, nay đang bị cản trở khá nhiều bởi cách làm hành chính quan liêu đã trở thành thói quen của nhiều cán bộ, công chức. Xây dựng và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011-2020 cũng không ngoài bàu học ấy.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành Ảnh hưởng của xóa đói giảm nghèo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w