Thiết lập khuôn khổ chiến lược, chính sách tổng thể phát triển đô thị để làm cơ sở từng bước giải quyết các khu ổ chuột và tạm bợ ở các thành phố và thị xã, giảm nghèo giảm tính dễ bị tổn thương của khu vực đô thị,, xây dựng chiến lược quốc gia về đô thị hóa.
Để giảm nghèo ở đô thị cẩn phải tạo việc làm, giảm thất nghiệp, xây dựng và triển khai các chiến lược và chính sách về tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các đô thị, bao gồm những chương trình đầu tư cho các khu vực kinh tế có tính đến nhóm người nghèo; tạo công ăn việc làm thông qua phát triển các doang nghiệp nhỏ và vừa; phát triển khu vực dịch vụ để người nghèo tạo ra công ăn việc làm cho họ.
Phát triển các chính sách nhằm cung cấp các khoản vay vốn cho người nghèo đô thị thông qua các chương trình tiết kiệm và tín dụng cộng đồng, bao gồm các khoản vay nhỏ cho hoạt động sản xuất, dịch vụ, hổ trợ kịp thời cho nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải tạp, nâng cấp nhà ở và các điều kiện hạ tầng thiết yếu như cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường.
Tiếp tục phát triển các chương trình xây dựng nâng cấp mạng lưới hạ tầng tới tận cơ sở, từng bước cải tạo, mở mang giao thông đô thị, phát triển giao thông công cộng, chống ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông. Đảm bảo các dịch vụ cấp thoát nước, vệ sinh, chiếu sáng công cộng đến được các cộng đồng thu nhập thấp, thực hiện chương trình quản lý rãi rác trên nguyên tắc xã hội hóa để gảm ô nhiễm khu vực người nghèo đô thị. Phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người nghèo. Xây dựng chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị. Tạo mọi điều kiện để người nghèo được tham gia lao động tại các công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các phường, quận, thị trấn để tăng thêm việc làm và thu nhập.
Xây dựng chiến lược và chính sách nâng cấp đô thị có tính đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trong đó sẽ ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người nghèo tạo điều kiện phát triển cân bằng đô thị, giảm thiểu sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Phát triển cân đối khu vực nội – ngoại thành, tăng cường liên kết thành thị - nông thôn thông qua các chương trình cung cấp cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, thương mại và dịch vụ.
Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường đô thị, đảm bảo phát triển bền vững theo nguyên tắc giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là cho dân nghèo đô thị thông qua các biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, tiếng ồn và chất thải khác.
Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định trong thiết kế quy hoạch đô thị, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường có tính đến nhu cầu và khả năng chi trả của người nghèo đô thị.
Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện người nghèo đô thị trong lĩnh vực quản lý nhà nhà, đất, cấp pháp xây dựng và kinh doanh, đăng ký hộ khẩu ở khu vực đô thị.
Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng, động viên khả năng và sự chủ động của người nghèo, bao gồm nguồn tài chính, sử dụng lao động và kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thu nhập và quản lý cộng đồng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là đúng đắng, phù hợp với xu hướng phát triển, mục tiêu của xã hội loài người. Công việc xóa đói nghèo có cơm ăn, áo măc, giảm bớt sự cách biệt về kinh tế và bất bình đẵng, để ai cũng có thể hưởng lợi từ công cuộc đổi mới của đất nước.
Nước ta có hơn 10 năm thực hiện chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, nên có không ít bất cập về tồn tại cần khắc phục. Tuy vậy, chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lướn và là một tấm gương của Liên Hiệp Quốc về xóa đói giảm nghèo. Với những phương hướng và giải pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam sẽ ngày càng làm tốt hơn tiến tới xóa nghèo toàn diện và tăng trưởng bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi các thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp của Thầy Cô, Em xin chân thành cảm ơn...!