NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Biên soạn tài liệu tham khảo mastercam (Trang 25 - 29)

3.1. Phác thảo ý tưởng

Về phương pháp luận xuất bản sách cho việc nghiên cứu, đặc biệt là cho khoa học kỹ thuật, chúng ta có các phương pháp sau:

• Trình bày ngẫu nhiên (random assignment)

• Thiết kế thí nghiệm (experimental designs)

• Nghiên cứu khảo sát (survey research)

• Nghiên cứu tình huống (case study research)

Dựa vào Hình 3.1, chúng ta có thể thấy đối với phương pháp Case Study, mặc dù được hình thành muộn hơn so với các phương pháp khác nhưng xu hướng phát triển lại rất nhanh chóng và mạnh mẽ từ năm 1980 đến năm 2008 đối với với việc xuất bản sách.

Hình 3.1. Tần suất xuất hiện của bốn thuật ngữ phương pháp luận trong các sách đã

xuất bản, 1980–2008

[Nguồn: Google’s Ngram Viewer (http://books.google.com/ngrams)]

Vì tính nổi bật của phương pháp Case Study đã nói trên, mong muốn tìm hiểu rõ hơn để có thể ứng dụng đưa vào đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ được giới thiệu trong phần sau.

3.2. Mối quan hệ thực nghiệm và phương pháp luận

Về mặt tổng thể, đề tài mang bản chất “Hướng dẫn sử dụng phần mềm và ứng dụng vào việc thực hành kỹ thuật”, do đó đối với việc biên soạn và xuất bản, cần có những nội dung phù hợp nhằm dễ dàng hướng dẫn các độc giả. Các đề mục, hình ảnh, số liệu, câu chữ rõ ràng nhằm cho người học biết rằng ở phần này họ sẽ làm gì và đạt được mục tiêu

gì. Hơn nữa, việc áp dụng kiến thức đã học để thực hành tạo ra sản phẩm trong mảng CAD/CAM-CNC rất quan trọng, vì đây là môn kỹ thuật thực nghiệm, do đó các bài tập mang tính ứng dụng, sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc biên soạn tài liệu. Thông qua các vấn đề trên, phương pháp Case Study là một phương pháp hữu hiệu và phù hợp và mô hình của nó sẽ được mô tả bởi Hình 3.2.

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu theo Case Study

Phương pháp luận

Plan (Lên kế hoạch)

* Hiểu về định nghĩa đa phía của một nghiên cứu.

* Giải quyết các mối quan tâm truyền thống đối với nghiên cứu.

* Quyết định xem có nên thực hiện một nghiên cứu case study hay không.

Design (Thiết kế)

* Xác định vấn đề sẽ nghiên cứu.

* Phát triển lý thuyết, dự tính và những vấn đề liên quan.

* Xác định thiết kế case study (đơn hay đa tính, tổng thể hay cục bộ).

* Kiểm tra các tiêu chí để đánh giá chất lượng thiết kế.

Prepare (Chuẩn bị)

* Rèn luyện kỹ năng cho việc nghiên cứu.

* Luyện tập cho từng case study cụ thể. * Phát triển giao thức case study.

* Giải thích và diễn giải xuyên suốt.

Collect (Thu thập)

* Trình bày và đưa ra dữ liệu theo các cách khác nhau.

* Theo dõi các bản mẫu, chuyên sâu và khái niệm.

* Phát triển một phương án phân tích chung.

Analysis (Phân tích)

* Kiểm tra, phân loại, thành lập bảng biểu… kết hợp các quy trình lại với nhau.

* Đưa ra các bằng chứng và xác định vấn đề.

Share (Chia sẻ)

* Xác định độc giả đối với ấn phẩm. * Bắt đầu viết ra những nội dung cả về mặt văn bản lẫn hình ảnh trực quan. * Hiển thị vừa đủ thông tin để độc giả kết luận được theo ý họ.

* Xem xét và hoàn thiện.

Bảng 3.1. Mối quan hệ thực nghiệm và phương pháp luận

3.3. Các phương án biên soạn tài liệu và bài giảng

Hình 3.3 mô tả các phương án biên soạn chung trong việc xuất bản tài liệu:

• Experiment (thực nghiệm)

• Survey (khảo sát)

• Archival Analysis (phân tích lưu trữ)

• History (lịch sử)

• Case Study (Nghiên cứu tình huống)

Hình 3.3. Các phương án biên soạn tài liệu [Nguồn: COSMOS Corporation]

Có thể thấy phương án Case Study là một phương án đơn giản, đề cập trực tiếp về vấn đề truyền đạt kiến thức “hướng dẫn sử dụng” thông qua các câu hỏi “how, why?” (như thế nào, tại sao?) và “focuses on contemporary events” (tập trung vào các sự kiện hiện thời). Điều này là hợp lý đối với một tài liệu hướng dẫn phần mềm, hạn chế việc đưa ra quá nhiều ý tưởng và suy nghĩ chủ quan của tác giả nhưng không đóng góp đến kết quả của nội dung.

Một phần của tài liệu Biên soạn tài liệu tham khảo mastercam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w