Thao tác vận hành máy và an toàn lao động

Một phần của tài liệu Biên soạn tài liệu tham khảo mastercam (Trang 135)

2020

8.3. Thao tác vận hành máy và an toàn lao động

Tham khảo mục 7.3

Case Study #5. Vận hành, điều khiển và gia công CNC tiện trên máy

CS5.1. Vận hành xác định vị trí chuẩn chi tiết trên máy tiện CNC

- Chiều dài phôi nên lấy giá trị chiều dài sản phẩm theo phương Z cộng thêm 40mm để đảm bảo an toàn khi gá cũng như không gian dao chạy.

- Vào chế độ Manual.

- Kiểm tra nút Emergy Stop đã được kích hoạt hay chưa ở bảng đèn thông báo góc trên bên phải. (đèn đỏ khi công tắc đã được nhấn).

Hình 8.3. CS5.1-1

- Sau khi nút Emergy Stop đã được kéo ra, phải đưa bàn dao về chuẩn bằng cách nhấp vào Set Home X và Set Home Z.

- Sau khi bàn dao về chuẩn tiến hành đưa dao quay về chuẩn(pg up và down để điều khiển dao).

- Nhập S300 M3 vào ô lệnh và nhấn Enter

S300M3

Hình 8.4. CS5.1-2

-Dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển bàn dao.

-Cho dao chạm vào mặt đầu phôi (vị trí chuẩn theo phương Z).

Hình 8.5. CS5.1-3

- Ở ô Current Tool chọn vị trí của dao mình xét chuẩn (VD: xét chuẩn bằng dao

1 thì nhập 1 rồi Enter).

-Nhấp vào ô touch Z để lấy vị trí chuẩn. Khi đó ở ô Axis Coordinates giá trị Z sẽ về 0.

-Nếu chương trình có chu trình tiện mặt đầu thì lấy giá trị ở ô Z offset trừ cho bề dày tiện mặt rồi lấy giá trị đó nhập vào ô Z offset. Lấy chuẩn xong thì đưa dao ra xa phôi theo trục Z trước

-Trục X làm tương tự trục Z tuy nhiên khác ở 1 chỗ. Khi ở ô Axis

Coordinates giá trị X về 0, đó chưa phải là tâm của phôi. Để đưa chuẩn về tâm phôi ta lấy giá trị ở ô X offset trừ cho đường kính phôi khi dao chạm, sau đó nhập giá đó vào ô X offset và nhấn Enter. Lấy chuẩn xong đưa dao ra xa phôi theo phương X trước.

- Chú ý:

+ Để thoát ra khỏi Tooltable nhấp Quit mode.

+ Cẩn thận khi xét X (dễ sai ở phần này).

+ Sau khi xét chuẩn xong phải kiểm tra chuẩn.

G90 G01 X0. Z6. F300.

CS5.2. Load G-Code, kiểm tra, chỉnh sửa và gia công

+ Sau khi hoàn tất kiểm tra chuẩn tiến hành chạy code tự động.

+ Vào chế độ AUTO.

Hình 8.6. CS5.2-1

- Nhấp vào Load => chọn thư mục chứa code => nhấp đúp code cần chạy => chọn CYCLE để vào chế độ chuẩn bị.

Hình 8.7. CS5.2-2

-Cycle Start: Khởi động chu trình tiện.

-Feedhold: dùng chương trình (kết hợp với Stop để dừng trục chính).

-Spindle: quay spindle.

-Coolant: bật tới nguội (nếu có).

-Stop: dừng trục chính.

-Single: chạy từng khối lệnh (block) (kết hợp với nút Cycle Start).

-Tool Adjust: chỉnh sửa dụng cụ, offset,…

-Edit: chỉnh sửa chương trình (chỉ được dùng khi chương trình đã được dừng).

-Rewind và from here: không nên dụng đến nếu bạn không am hiểu Mach3.

Chú ý: kiểm tra code trước khi nạp vào Mach3.

CHƯƠNG 9. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 9.1. Kết luận

Thông qua việc thực hiện đề tài, nhóm tác giả nhận thấy đây là một vấn đề rất thiết thực, bên cạnh việc đào tạo giảng dạy các chương trình lý thuyết cho các kỹ sư, kỹ thuật viên thì việc ứng dụng vào công nghệ phần mềm để giúp cho công việc nhanh, hiệu quả và đem lại giá trị kinh tế hiệu quả hơn đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất.

Các bài hướng dẫn được viết cụ thể, trực tiếp để người đọc, các bài soạn về case study giúp người đọc có thể tự rèn luyện và phát triển kỹ năng chuyên môn. Hơn nữa, ứng dụng vào việc phát triển các sản phẩm ngày càng có độ phức tạp cao hơn như Công nghệ đa trục (Multi-Axis).

Hình 9.1. Sản phẩm gia công thực tế ứng dụng trong tài liệu

Trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy Mastercam là một phần mềm CAM toàn diện, mang đến nhiều lợi ích cho ngành gia công chế tạo máy CNC, mà chính hãng phần mềm cũng đề ra các tiêu chí mang giá trị tích cực phát triển.

9.2. Kiến nghị

Về tầm nhìn hiện tại, nhóm tác giả mong mỏi tài liệu sẽ được thử nghiệm giảng dạy đi kèm như một tài liệu tham khảo đối với các môn học về CAD/CAM-CNC do Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy, Khoa Cơ khí Chế tạo máy, Trường ĐH SPKT TP.HCM tổ chức. Như vậy, tài liệu sẽ nhận được sự phản hồi cũng như những đánh giá mang tính kết quả để có thể cập nhật tái bản tốt hơn.

Về tầm nhìn tương lai, nhóm tác giả hy vọng sẽ có sự phát triển về mặt công nghệ đối với các máy công cụ CNC được nghiên cứu.

• Đối với máy phay 02CNC1, máy sẽ được phát triển thành đồng thời 05 trục so với gia công 3+2 như hiện tại.

• Đối với máy tiện ANTON 1987, máy sẽ có cơ cấu đảo phôi để tang độ linh hoạt khi gia công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Susan X. Li, Robert B. Jerard (1994). “5-axis machining of sculptured surfaces with a flat-end cutter”. Computer-Aided Design. Volume 26, Issue 3, March 1994, Pages 165-178.

[2] Isamu Nishida, Ryuta Sato, Keiichi Shirase (2016). “Process planning system of

5-axis machining center considering constraint condition”. 2016 International

Symposium on Flexible Automation (ISFA). INSPEC Accession Number 16544284.

[3] Chul-Woo Park, Hyun-Jin Choi và Jung-Hee Lim (2018). “Structure design of 5-axis cutting system for machining of automobile’s light-weight material”.

Proceedings of the International Conference of Manufacturing Technology Engineers

(ICMTE) 2018. 2018.10, 37-37 (1 page).

[4] Changqing Liu, Yingquang Li, Xin Jiang, Wenyao Shao (2019). “Five-axis flank milling tool path generation with curvature continuity and smooth cutting force for

pockets”. Chinese Journal of Aeronautics.

[5] Vũ Hoài Ân (2008). “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy CNC 5 trục”. Báo

cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI). 11-

2018,KC 03.02/06-10.

[6] Nguyễn Quốc Dũng, Bùi Lê Ngôn (2013). “Ứng dụng công nghệ CAD/CAM trong tạo hình bề mặt xoắn vít Arsimet trên máy CNC 5 trục”. Tạp chí Khoa học Công

nghệ Xây dựng. Số 17 (9-2013), trang 61-67.

[7]Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Huy Ninh, Hoàng Tiến Dũng (2015). “Khảo sát

ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi phay cao tốc trên máy 5 trục UCP600”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53.

[8] Bùi Long Vịnh (2018). “Nghiên cứu ảnh hưởng của góc nghiêng trục dao và chế độ cắt đến năng suất và nhám bề mặt khi gia công mặt cầu lồi trên trung tâm CNC 5 trục”. Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

[9] Phạm Thị Thiều Thoa, Tô Văn Hùng, Bùi Xuân Chỉnh, Nguyễn Công Minh, Bùi

Đình Vinh, Nguyễn Việt Anh (2018). “Nghiên cứu thiết kế mô hình máy trung tâm phay CNC 5 trục”. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Số 47.2018.

Một phần của tài liệu Biên soạn tài liệu tham khảo mastercam (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w