Nghiên cứu về dược học của hoa cúc Đại đóa

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình trích ly tinh dầu hoa cúc đại đóa vàng (chrysanthemum morifolium) (Trang 25 - 27)

1.2.2.1 Nghiên cứu trong nhân gian

Trong y học cổ truyền Việt Nam, hoa cúc có nhiều loại khác nhau, cúc hoa trắng vị đắng, tính bình (Bản Kinh), vị ngọt, không độc (Biệt Lục), vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo); quy vào các kinh phế, tỳ, can, thận; có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, quy vào 3 kinh phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Cả hai thƣờng đƣợc sử dụng để chữa các chứng cảm lạnh, sốt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nƣớc mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sƣng đau. Uống lâu ngày lợi huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu [19].

Rƣợu tinh dầu hoa cúc dùng để điều trị một số bệnh kháng viêm, chống nhiễm khuẩn. Hoa cúc vàng có các hoạt chất bisabolol có tác dụng chống vi khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Do đó tinh dầu hoa cúc có tác dụng rất lớn trong việc điều trị viêm da [19]. Trà hoa cúc có thuộc tính kháng khuẩn có thể tăng cƣờng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nó kích thích sản sinh các tế bào chống lại bệnh tật, giúp các cơ quan bên trong cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, nƣớc trà làm từ hoa cúc trắng còn có tác dụng phòng cảm và loại bỏ các cơn đau thắt do kinh nguyệt gây ra [19].

Bài thuốc “Dƣỡng thọ đơn” trong “Ngự dƣợc viên phƣơng” của Hứa Quốc Trinh giúp bồi bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, khỏe mạnh, lâu già: bạch cúc hoa, địa cốt bì, câu kỷ tử, thỏ ty tử, phúc bồn tử, viễn chí, thạch xƣơng bồ, ba kích, bạch truật, phục linh, tục đoạn, tế tân, thục địa, xa tiền tử, hà thủ ô, nhục thung dung mỗi thứ 3 lạng, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 g, ngày 2 lần lúc bụng đói [19]. Trong cuốn “Từ Hy Quang Tự y phƣơng tuyển nghị” của Trần Khả Dực (đời Thanh), hoa cúc có tác dụng làm cho làn da trở nên hồng hào, tƣơi mịn, dung nhan bất suy và trƣờng thọ. Bài thuốc gồm: 2 kg cánh hoa cúc tƣơi nấu cùng với nƣớc, loại bã, lấy phần nƣớc cô đặc lại rồi trộn với mật ong để nấu thành cao. Ngày dùng 1-3 lần, mỗi lần 12–15 g, uống cùng nƣớc sôi để nguội [19].

Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh tạo ra phƣơng thuốc giúp tiêu độc nhuận gan chữa mụn nhọt ghẻ ngứa viêm gan cấp tính; cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với phục linh giúp cho sắc mặt tƣơi tắn làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ. Chỉ một cốc trà thảo dƣợc này có thể giúp kiểm soát hàm lƣợng đƣờng huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đƣờng, nghiên cứu chỉ ra rằng loại trà thảo dƣợc này chứa các hợp chất có tác dụng phòng ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đƣờng [19].

Hoa cúc vàng còn có khả năng hỗ trợ điều trị ung thƣ. Trong hoa cúc vàng và hoa anh thảo có chứa thành phần chất tự nhiên apigenin có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thƣ [19].

1.2.2.2 Hoạt tính sinh học

Khả năng trị gout: bệnh gout là do xanthine oxydase xúc tác cho quá trình oxy hóa hypoxanthine thành xanthine và sau đó thành acid uric-chất đóng vai trò quan trọng gây ra gout. Nghiên cứu tại đại học Duksung Women, Hàn Quốc ghi nhận, dịch chiết hoa cúc bằng methanol cho thấy có tác dụng ức chế enzym này với giá trị IC50 là 36

g/mL [20].

Các nhà khoa học tại trƣờng Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh tiểu đƣờng của trà hoa cúc. Khi làm thí nghiệm để phân tích ảnh hƣởng của trà hoa cúc với chuột bị bệnh tiểu đƣờng type 2. Những con chuột bị bệnh không đủ hoocmon insulin vì thế lƣợng đƣờng trong máu của chúng không thể điều hòa đƣợc. Sau khi cho chúng uống trà hoa cúc với một lƣợng vừa phải trong 3 tuần, mức đƣờng huyết giảm tới ¼ lần so với trƣớc khi chƣa uống trà. Hiện nay, các nhà khoa học ở trƣờng trên đang nghiên cứu phƣơng pháp chiết xuất tinh chất hoa cúc làm dƣợc phẩm chữa bệnh tiểu đƣờng [21].

Năm 2001, Pino P. Alvarez-Castellanos và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống nấm của tinh dầu đầu hoa cúc (Chrysanthemum coronarium) chống lại mầm bệnh trong nông nghiệp. Hoạt tính kháng nấm của C.coronarium đƣợc đánh giá chống lại 12 mầm bệnh trong sản xuất nông nghiệp. Các hợp chất chính đƣợc xác định trong dầu là camphor (29,2%), α-pinene (14,8%), β-pinene (9,5%) and lyratyl acetate (9,8%). Màu xanh của dầu là do sự hiện diện của chamazulene (0,5%) [22].

Năm 2012, Ying Gong và các cộng sự đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa và thành phần hóa học của chiết xuất từ bã cúc vạn thọ (Tagetes erecta L.). Kết quả cho thấy, hàm lƣợng tổng phenolic và flavonoid trong dịch chiết thay đổi đáng kể với các dung môi khác nhau (P <0,05) và chiết xuất bằng rƣợu ethyl (EtOH)/nƣớc (7: 3, v/v) có hàm lƣợng phenol và flavonoid cao nhất là 62,33 mg tƣơng đƣơng acid gallic (GAE)/g và 97,00 mg rutin tƣơng đƣơng (RE)/g. Các thành phần chống oxy hóa trong dịch chiết đƣợc xác định bằng phƣơng pháp kết hợp HPLC ABTS+ và phƣơng pháp HPLC DADedom-MS. Acid gallic, gallicin, quercetagetin, 6-hydroxykaempferol-o- hexoside, patuletin-o-hexoside và quercetin là các hợp chất chống oxy hóa chiếm ƣu thế trong chiết xuất và quercetagetin đƣợc xác định là khả năng chống oxy hóa mạnh nhất [23].

Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều công trình nghiên cứu quy mô lớn về cây thuốc Việt Nam, cho biết hoa cúc vạn thọ (Tagetes erecta L.) có thành phần dƣợc lý gồm quercetin, β-carotene, lutein, pyrethrin, helenien, tagetiin, α-terthienyl, chrysanthemaxanthin, flavoxathin, auroxathin, acid syringic, caryophyllene... Nghiên cứu dƣợc lý chứng minh thành phần α-terthienyl trong vạn thọ có hoạt tính kháng virus HIV rất mạnh. Hoạt chất quercetin có hoạt tính kháng ung thƣ tƣơng đối mạnh. Chất này có thể tác dụng tƣơng tác với một số yếu tố gây ung thƣ đột biến nên có khả năng phòng chống ung thƣ [24].

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình trích ly tinh dầu hoa cúc đại đóa vàng (chrysanthemum morifolium) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w