Phạm vi nghiên cứu đề tà

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa (Trang 30 - 31)

 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của dao động hỗ trợ trong quá trình phun ép nhựa.

 Cụ thể: Thiết kế, lắp đặt hệ thống rung động hỗ trợ phun ép nhựa hợp lý, từ đó tiến hành thí nghiệm để đưa ra các số liệu, thông tin thực tế sau đó phân tích, so sánh kết quả thí nghiệm khi phun ép nhựa trong trường hợp có và không có dao động hỗ trợ. Cuối cùng đưa ra đánh giá và kết quả khi sử dụng hệ thống rung động hỗ trợ trong phun ép nhựa.

 Thiết bị phục vụ nghiên cứu: Khuôn ép nhựa

Bộ tạo rung động Piezo P225

Máy phát chức năng tùy ý Tektronix AFG1022. Bộ khuếch đại công suất E-470.20

1.8.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận: Sử dụng phương pháp định lượng trong quá trình tính toán, phân tích mô phỏng kết hợp với thực nghiệm nhằm kiểm chứng kết quả.

Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Thu thập, phân tích và biên dịch tài liệu liên quan tới dao động khuôn phun ép nhựa: đảm bảo tính đa dạng, đa chiều và tận

13 3

dụng được các kết quả của các nghiên cứu mới nhất, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

 Phương pháp phân tích, thực nghiệm: Dựa trên các kết quả và thất bại trong thực nghiệm, lựa chọn được cấu hình thiết bị phù hợp, tối ưu hóa được quy trình thu thập kết quả thí nghiệm. Áp dụng quy trình thí nghiệm trên các thiết kế khác nhau của khuôn ép nhựa.

 Phương pháp phân tích so sánh: dựa trên các kết quả thí nghiệm đã tiến hành từ đó làm sáng tỏ lý thuyết và kết quả có tính thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w