KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa (Trang 75 - 77)

5.1. Kết luận

Sau khi tiến hành các phương pháp định lượng, thí nghiệm ép và kéo mẫu thử ISO 527 những kết quả đã đạt được trong đề tài nghiên cứu này là:

+ Số lượng mẫu ép được trong quá trình thí nghiệm: 220 mẫu.

+ Số lượng mẫu thử nghiệm độ bền 76 mẫu của 22 trường hợp.

+ Thấy được những ảnh hưởng của rung động đến độ bền của đường hàn trong sản phẩm ép phun.

+ Giải thích được các hiện tượng dựa trên đánh giá và phân tích kết quả kèm lí thuyết.

Phân tích và đánh giá những kết quả thu được có những kết luận sau:

Ảnh hưởng của tần số dao động tới độ bền đường hàn:Việc sử dụng khoảng thay đổi tần số lớn 150 Hz khiến cho vùng tần số kiểm nghiệm rộng từ 150-1000Hz không cho thấy được một cách chi tiết ảnh hưởng của rung động tới độ bền đường hàn. Ta thấy được vùng tần số an toàn cho kiểm nghiệm này từ 450 Hz - 1000 Hz đường hàn bền hơn và ổn định.

Ảnh hưởng của biên độ dao động tới độ bền đường hàn: Kết quả nghiên cứu này không cho thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi biên dộ dao động tới việc cải thiện đường hàn khi lực đo được tại các biên độ khác nhau là thay đổi không đáng kể.

Ảnh hưởng của dao động đến các loại nhựa khác nhau: Do đặc tính, cấu trúc cũng như liên kết phân tử của từng loại nhựa khác nhau dẫn đến những kết quả thu được cũng khác nhau. Hầu hết các loại nhựa thí nghiệm đều có độ bền tốt hơn khi có ảnh hưởng của dao động trong quá trình ép. Chỉ có riêng vật liệu nhựa ABS theo kết quả thu được thì việc áp dụng dao động làm mẫu thử kém bền hơn.

Bên cạnh đó điều kiện thí nghiện cũng ảnh hưởng một phần tới kết quả của nghiên cứu như;

Thời gian sấy nhựa của một số loại nhựa chưa đủ,

Chất lượng gia công bề mặt khuôn ảnh hưởng tới độ chính xác về kích thước, vị trí đầu rung

thiết kế khuôn có hiệu suất truyền rung chưa tốt

5.2. Hướng phát triển đề tài

Nghiên cứu đã chỉ ra một số ảnh hưởng của rung động tới độ bền đường hàn theo kết quả của những thí nghiệm đơn biến tạo tiền đề cũng như hạn chế các sai xót cho các thực nghiệm phát triển sau này. Hướng phát triền của đề tài nghiên cứu như sau:

Thiết kế lại bộ truyền chuyển động rung cho khuôn để cải thiện tối đa hiệu suất của khuôn.

Phát triển lên các thí nghiệm đa biến để đưa ra các thông số tối ưu về các hệ số rung động, khắc phục tối đa tác hại đường hàn.

Nghiên cứu, thí nghiệm ảnh hưởng rung động tới mức độ điền đầy của dòng chảy nhựa với các sản phẩm micromet.

Ngoài ra có thể phát triển nghiên cứu cải thiện độ chính xác, tăng tính hiệu quả cho hệ thống rung như sau:

Nghiên cứu chọn các loại vật liệu khác nhau cho đầu rung trung gian tăng độ chính xác cũng như tuổi thọ cho thiết bị rung.

Nghiên cứu cải thiện cách bố trí đầu rung thuận tiện cho việc tháo lắp cũng như tránh các hư hại lên đầu rung trong quá trình máy chạy.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w