Tiến hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa (Trang 62 - 65)

THỬ NGHIỆM ĐỘ BỀN KÉO

4.2. Tiến hành thí nghiệm

Điều kiện thí nghiệm: thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ phòng Cài đặt thông số đầu vào:

+ Tốc độ kéo: 1.5mm/phút.

+ Lực kéo: 50000N

Các bước thí nghiệm bao gồm:

+ Bước 1: Lấy số đo của mẫu thử: tiết diện, chiều rộng, chiều dài và tiến hành vạch mẫu chi tiết.

Hình 4.2: Vạch mẫu chi tiết

+ Bước 2: Hiệu chỉnh máy: đặt lực về 0, đặt hành trình thành 0 (không được thay đổi lực đo trong quá trình). Tắt chế độ thủ công. Tất cả các bước này phải được thực hiện trước khi gá đặt mẫu.

+ Bước 3: Kẹp mẫu thử: phải kẹp mẫu thử 2 đầu bằng nhau theo dấu đã vạch sẵn. Bởi vì quá trình thử nghiệm làm cho mẫu bị biến dạng dưới tác động của lực kéo mạnh. Chính vì thế phải đảm bảo mẫu thử được giữ chắc chắn bên trong máy thử nghiệm. Siết chặt một đầu chi tiết vào ngàm di động theo dấu. Di chuyển ngàm di động để đầu còn lại của mẫu tới vị trí ngàm cố định theo dấu đã định và kẹp chặt. Cần chú ý kiểm tra lại mẫu trước khi tiến hành kéo để tránh việc mẫu chịu lực nén và không bị vênh mẫu.

Hình 4.4: Kẹp mẫu thử

+ Bước 4: Tiến hành thí nghiệm: Sau khi được kẹp, tiến hành nhấn nút cho máy thí nghiệm. Khi đó một lực được thiết lập sẽ tác dụng lên mẫu thử khiến mẫu bị tách thành hai phần riêng biệt. Ghi nhận kết quả thu được và kết thúc thí nghiệm.

Hình 4.5: Mẫu thử sau thử nghiệm Tương tự lặp lại các bước cho những mẫu thử nghiệm sau. Mỗi trường hợp có 3 mẫu thử nghiệm độ bền.

Tổng số lượng mẫu thử nghiệm là 66 mẫu.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w