I rn •Ạ 1 Ạ /
4. Tổ chức, xây dựng MLTT:
4.1. Xây dựng, tổ chức theo cấp độ dữ liệu: Tổ chức theo các cấp độ, từ sơ cấp đến cao cấp. - Trường dữ liệu.
- Biểu ghi thư mục - Bản khai. - Tệp dữ liệu.
- Cơ sở dữ liệu. - Ngân hàng dữ liệu.
4.1.1. Trường dữ liệu: là đơn vị dữ liệu được lưu trữ, nó cung cấp thông tin liên quan đến một khía cạnh hoặc thuộc tính của tài liệu được mô tả bởi tệp dữ liệu. Trường dữ liệu thường được chia nhỏ thành các trường con để dễ dàng quản lý trên máy, thông qua một phần mềm TM.
4.1.2. Biểu ghi TM: là một dữ liệu có cấu trúc, được tạo thành bởi một số thành phần gọi là trường.
Ví dụ: Biểu ghi về phích tra cứu TM của một cuốn sách có thể bao gồm các trường sau: - Tác giả - Tên sách - Nơi xuất bản,... 4.1.3. Tệp dữ liệu: , , , ,
- Là một tập hợp dữ liệu gồm nhiều biểu ghi, có chung các đặc tính cấu trúc và ngữ nghĩa dùng để mô tả 1 lớp đối tượng.
Ví dụ: Tập hợp các biểu ghi TM tạo thành tệp dữ liệu TM.
- Tệp kế tiếp: là tệp được trình bày một dãy các biểu ghi liên tiếp. Đẻ đọc một biểu ghi, ta phải đọc lần lượt các biểu ghi trước nó. Còn được gọi là tệp tuần từ.
- Tệp trực tiếp: Có thể coi là một bộ sưu tập các biểu ghi có đánh số thứ tự. Nó có các tính chất sau:
* Việc tra cứu 1 biểu ghi được tiến hành bằng cách chỉ rõ số thứ tự của
nó.
* Người ta có thể thay thế, loại bỏ hoặc bổ sung dễ dàng 1 biểu ghi. - Tệp đảo: Cấu trúc gồm 2 phần.
* Phần 1: là tệp chứa tất cả các biểu ghi TM của CSDL gọi là tệp sơ cấp, tệp chủ.
* Phần 2: là tệp đảo kết hợp với tệp sơ cấp. Nó bao gồm các giá trị của một số trường của tệp sơ cấp được chọn làm các điểm truy cập thông tin.
4.1.4. Cơ sở dư liệu:
- Là 1 tập hợp file hoặc biểu ghi chứa các dữ liệu có liên quan đến nhau lưu trữ logích trong bộ nhớ máy tính, chúng được thu thập nhằm thỏa mãn các nhu cầu tin của một nhóm người sử dụng nhất định.
- CSDL được quản lý bởi một hệ thống quản trị CSDL. Đó là hệ thống phần mềm, bao gồm các chương trình giúp người sử dụng quản lý và khai thác
CSDL. ^ '
4.1.5. Ngân hàng dữ liệu: Thành phần của ngân hàng dữ liệu gồm:
- Một hoặc nhiều CSDL khác nhau, trong đó có thể gồm các CSDL tự xây dựng lấy hoặc các CSDL có được do sự trao đổi, bổ sung từ ngoài vào.
- Tổ hợp các phương tiện xây dựng. Bảo trì và khai thác các CSDL , tổ hợp này bao gồm.
+ Máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi.
+ Hệ quản lý các CSDL (phần mềm chuyên dụng)
- Ngôn ngữ tìm tin, các thủ tục, phương pháp điều hành, khai thác. - Người quản trị ngân hàng dữ liệu.